Sẹo hình thành là dấu hiệu của các vết thương đang lành, tùy vào yếu tố tác động sẽ hình thành nên các loại sẹo như sẹo lồi, sẹo rỗ, sẹo phì đại… Trong đó phổ biến nhất là sẹo rỗ và sẹo lồi. Vậy đâu là nguyên nhân gây nên hai loại sẹo này và cách điều trị như thế nào?
Sẹo rỗ là gì?
Sẹo rỗ hay sẹo lõm là tình trạng da bị lõm vào trong với nhiều hình dáng và kích thước khác nhau. Loại sẹo này hình thành sau khi lớp hạ bì của làn da bị tổn thương sâu. Lúc này, collagen và elastin bị đứt gãy, cấu trúc sợi của làn da bị biến đổi nên da không thể phục hồi lại như ban đầu.
Có nhiều lý do khác nhau dẫn đến việc hình thành sẹo rỗ. Một số lý do phổ biến nhất gây nên tình trạng sẹo này gồm:
- Sẹo xuất hiện sau khi da gặp phải mụn bọc, mụn trứng cá, mụn đầu đen. Nguyên nhân là do điều trị không đúng cách hoặc tác động của việc nặn mụn gây nên tình trạng viêm nhiễm, tổn thương trên da, khiến các tế bào sợi liên kết bị đứt gãy, ngăn chặn khả năng sản sinh collagen của da gây nên sẹo rỗ.
- Sẹo rỗ xuất hiện do thủy đậu hoặc bỏng rạ: những bệnh này tạo nên những đốm mụn trên da với kích thước từ 3 đến 8mm. Chúng xuất hiện trong vòng khoảng 7 ngày, sau đó gây cảm giác ngứa, nếu người bệnh gãi thì sẽ gây tổn thương da, viêm nhiễm và hình thành sẹo rỗ.
Ngoài ra, sẹo rỗ còn hình thành do nhiều vết thương khác như viêm nang lông, áp xe da,… Người gặp phải tình trạng này nếu không biết chăm sóc da đúng cách sẽ làm vùng da bị tổn thương, viêm nhiễm, hình thành sẹo.
Sẹo lồi là gì?
Sẹo lồi là tình trạng da hình thành các mô sợi thay thế cho vùng da bị tổn thương. Các mô sợi này phát triển liên tục gây nên các mô cứng nhẵn. Những vết sẹo lồi này thường phát triển vượt ra ngoài vết thương ban đầu, biểu hiện rõ trên vùng da bị thương.
Sẹo lồi hình thành do việc tăng sinh collagen thái quá trong quá trình liền sẹo nên vết sẹo này không thể tự nhỏ đi theo thời gian.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây hình thành sẹo lồi, bao gồm:
- Vùng da bị chấn thương và vết rách do tai nạn khi lành lại tạo nên sẹo lồi.
- Sẹo rỗ hình thành sau khi thực hiện các cuộc phẫu thuật tạo nên vết cắt. Ví dụ phẫu thuật mổ lấy thai, mổ ruột thừa, các phẫu thuật thẩm mỹ,…
- Vùng da bị bỏng.
- Vùng da bị nhiễm trùng và bị mụn gây viêm nhiễm trên da,…
Điều trị sẹo rỗ và sẹo lồi bằng công nghệ hiện đại
Trị sẹo rỗ và sẹo lồi đang ngày càng được quan tâm vì các loại sẹo này gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến ngoại hình và tâm lý của người mắc. Fusion Meso xin thông tin đến bạn một số phương pháp được nhiều người áp dụng trong quá trình điều trị sẹo.
Công nghệ điều trị sẹo rỗ
Một số người gặp phải tình trạng sẹo rỗ đã lựa chọn dùng các sản phẩm kem, thuốc điều trị sẹo. Tuy nhiên, cách này thường chỉ thích hợp với những vết sẹo mới hình thành.
Việc điều trị sẹo rỗ lâu năm sẽ cần áp dụng các công nghệ hiện đại, tùy theo mức độ sẹo và phương pháp thực hiện mà có thể điều trị một phần hay vĩnh viễn.
Lăn kim trị sẹo rỗ
Đây là phương pháp sử dụng một con lăn chứa các đầu kim nhỏ để lăn trực tiếp lên bề mặt da. Những đầu kim nhỏ tác động liên tục lên vùng da bị sẹo, làm đứt các sợi xơ và tạo nên các vết thương giả. Mục đích của việc này nhằm tăng cường sản sinh collagen cho da. Những sợi tế bào mới được sản sinh thay thế những sợi xơ cũ và làm đầy các vết sẹo lõm.
Bóc tách sẹo trị sẹo rỗ
Với phương pháp bóc tách sẹo, bác sĩ sẽ dùng một đầu kim để xuyên qua bề mặt da tại miệng các vết sẹo rỗ. Phương pháp này giúp cắt đứt các sợi liên kết giữa lớp biểu bì bên ngoài với lớp mô bên dưới da. Từ đó giúp bề mặt da được giải phóng hoàn toàn khỏi các sợi xơ cứng, giúp sẹo dễ dàng đầy lên và cân bằng với bề mặt da. Phương pháp này hiệu quả trong việc kích thích quá trình tự lành vết thương của cơ thể, giúp khôi phục và tái cấu trúc vùng da bị sẹo rỗ hiệu quả.
Tiêm chất làm đầy sẹo rỗ
Chất làm đầy sẹo hay còn gọi là filler sẽ được tiêm vào trung bì hay biểu bì bên dưới vùng da bị sẹo lõm với mục đích nâng cao bề mặt da, nâng đỡ các mô ở dưới da từ đó làm đầy vết sẹo rỗ. Chất được dùng để tiêm vào vết sẹo rỗ có dạng lỏng hay gel với thành phần chính là Hyaluronic Acid giúp làm đầy vùng da bị lõm, gia tăng độ săn chắc, mịn màng cho da.
Phương pháp laser fractional Co2
Công nghệ laser fractional Co2 có bước sóng 10.600 nm tác động sâu vào lớp hạ bì mà không xâm lấn đến vùng da xung quanh. Tác dụng nhiệt còn giúp kích thích collagen tái tạo sâu bên dưới da và làm đầy vết sẹo rỗ hiệu quả.
Mời bạn tham khảo: Serum Fusion F-Meso Matrix tiêm vi điểm điều trị sẹo hiệu quả
Công nghệ điều trị sẹo lồi
Không chỉ có cách trị sẹo rỗ mà sẹo lồi cũng có thể được điều trị hiệu quả bởi công nghệ hiện đại. Việc xóa sẹo lồi phổ biến thường được áp dụng bởi các phương thức sau:
Tiêm trị sẹo lồi
Cách tiêm trị sẹo lồi có thể điều trị những vết sẹo đã hình thành lâu năm. Trong thuốc tiêm có chứa thành phần Triamcinolone. Đây chính là một loại corticoid, chất này sẽ ức chế quá trình viêm.
Đồng thời, dùng chất này tiêm vào điều trị sẹo cũng sẽ giúp hạn chế sự phát triển của nguyên bào sợi. Vì vậy, các tổ chức sẹo bị phá vỡ và sẹo lồi cũng dần được làm teo.
Phẫu thuật lạnh
Phẫu thuật lạnh điều trị sẹo lồi còn có tên gọi khác là phương pháp ép lạnh. Cách thức này sẽ sử dụng ni-tơ lỏng để “đóng băng” sẹo lồi. Phương pháp này có thể hủy hoại tế bào và các mao mạch, khiến mô sẹo bị hoại tử, bong tróc rồi xẹp xuống.
Trị sẹo lồi bằng laser
Điều trị sẹo lồi bằng laser là sử dụng các tia CO2 và Erbium-Yag nhằm loại bỏ các lớp da. Phương pháp này có thể kích thích sản sinh collagen, hỗ trợ tái tạo tế bào da mới. Chúng ta không thể chữa hết sẹo lồi một lần duy nhất bằng laser. Thay vào đó, cần thực hiện nhiều lần điều trị để làm phẳng dần vết sẹo đó.
Trị sẹo lồi và sẹo rỗ bằng phương pháp thuốc thoa
Với những vết trị sẹo rỗ và sẹo lồi mới hình thành, việc sử dụng thuốc thoa cũng rất khả quan. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng những sản phẩm này để khắc phục sự hình thành và phát triển sẹo.
Các loại thuốc điều trị sẹo có nhiều dạng kết cấu khác nhau, đó có thể là dạng kem, dạng gel hoặc tinh chất. Các thành phần có trong thuốc được sử dụng sẽ tái tạo tế bào da, ngăn ngừa sẹo tái phát triển, đồng thời còn giúp phục hồi các tổn thương do sẹo gây nên.
Thông thường, những sản phẩm thuốc trị sẹo rỗ hoặc sẹo lồi có chứa những thành phần sau:
- Những chất chống oxy hóa mạnh.
- 2 polypeptide.
- Silicone lỏng.
- Heparin.
- Allantoin.
- Polydimethylsiloxanes.
- Squalane.
- Emu Oil.
- Tetrahexyldecyl Ascorbate
- Các dưỡng chất được chiết xuất từ nguyên liệu thiên nhiên như: hành tây, thảo dược, tinh chất nha đam, vitamin C, E,…
Khi chọn mua thuốc trị sẹo, tốt nhất là bạn nên đến bác sĩ da liễu để được kiểm tra tình trạng sẹo và được tư vấn thêm về thành phần thuốc thích hợp để điều trị hiệu quả hơn.
Các biện pháp phòng tránh sẹo rỗ và sẹo lồi
Để tránh tình trạng sẹo ngày càng chuyển biến phức tạp và gây mất thẩm mỹ. Tốt nhất, bạn nên chú ý thực hiện các biện pháp phòng trừ sao cho hiệu quả. Dưới đây là một số cách phòng tránh mà bạn có thể tham khảo.
Thực hiện các biện pháp giúp điều trị mụn đúng cách
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra sẹo là do mụn. Vì vậy, để phòng tránh các vết sẹo hình thành, tốt nhất là bạn nên thực hiện điều trị mụn từ sớm. Nhờ vậy, các nốt mụn sẽ không gây ra tình trạng viêm nhiễm, tránh tổn thương gây hình thành sẹo.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý đến gặp các bác sĩ da liễu để được kiểm tra tình trạng vết thương, từ đó có phương án điều trị phù hợp. Hãy tuân thủ những cách điều trị, nếu tự ý thay đổi có thể sẽ khiến bạn đối diện với sẹo bất cứ lúc nào.
Ngoài ra, bạn cũng tuyệt đối không dùng tay để nặn mụn. Đây chính là nguyên nhân khiến vết thương ở nốt mụn trở nên trầm trọng hơn. Tay không được vệ sinh sạch sẽ có thể dẫn vi khuẩn làm hại cho da, hiện tượng sưng viêm cũng trở nên đáng ngại hơn.
Giảm viêm cho các vết thương trên da
Vấn đề viêm từ các vết thương trên da càng nặng, càng sâu thì khả năng để lại sẹo càng cao. Ví dụ tình trạng các vết mụn lớn có nguy cơ gây sẹo cao hơn so với những nốt mụn nhỏ. Vì vậy, bạn nên chú ý đến vết thương và thực hiện các biện pháp giảm viêm để ngăn chặn chúng lan sâu xuống các tế bào da.
Không cạy vảy của vết thương
Vết thương khi khô sẽ có tình trạng đóng vảy. Tốt nhất, bạn không nên cạy các lớp vảy này. Bản chất của những vết vảy này chính là hỗ trợ làm lành da và làm liền da nhanh hơn. Việc bạn cạy vảy có thể khiến vết thương bị tác động xấu hơn. Do đó, quá trình chữa lành và liền da không được đảm bảo, gây nên hiện tượng sẹo mất thẩm mỹ cho da.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây hình thành sẹo rỗ và sẹo lồi. Tốt nhất, khi gặp phải các vấn đề tổn thương của da, bạn nên chú ý kiểm tra và theo sát điều trị viêm nhiễm kịp thời. Để an toàn hơn, bạn có thể thăm khám tại bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và tìm ra cách điều trị tốt nhất nhé.
Có thể bạn quan tâm:
Bỏ túi 5 bí quyết trẻ hóa làn da an toàn và hiệu quả tại nhà
Mụn ẩn là gì? Biện pháp điều trị và ngăn ngừa mụn ẩn dưới da
Hướng dẫn quy trình chăm sóc da mặt cơ bản cho ngày và đêm hiệu quả
Nguồn tham khảo
Pitted Acne Scars: Why They Show Up and How to Get Rid of Them – https://www.healthline.com/health/beauty-skin-care/pitted-acne-scars#what-causes-acne-scars
How can home remedies get rid of my old scar? – https://www.medicalnewstoday.com/articles/319654