fusion logo new

12 cách trị môi khô nứt nẻ đơn giản và hiệu quả tại nhà

Môi khô nứt nẻ là vấn đề luôn nhận được sự quan tâm và tìm hiểu của rất nhiều người. Bởi khi chúng ta không khắc phục kịp thời thì môi nứt nẻ sẽ chuyển biến nặng nên thành viêm môi và khó điều trị. Nếu bạn cũng đang gặp phải tình trạng này thì hãy tham khảo ngay 12 cách trị và ngăn ngừa môi khô nứt nẻ hiệu quả trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến môi khô nứt nẻ

Môi khô nứt nẻ xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng nhìn chung chủ yếu là do yếu tố thời tiết và sự thiếu chú ý chăm sóc của bản thân.

Do thời tiết

Môi là bộ phận không có tuyến dầu. Vì vậy, không giống như các bộ phận khác, môi rất dễ bị khô. Đặc biệt, trong điều kiện thời tiết khô hanh (như mùa đông của miền Bắc nước ta hoặc môi trường điều hòa) độ ẩm trong không khí rất thấp dễ gây ra tình trạng khô môi. Ngoài ra, việc chúng ta thường xuyên phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng là nguyên nhân khiến môi bị khô.

Môi khô nứt nẻ
Thời tiết khô hanh là nguyên nhân gây ra tình trạng khô môi

Cơ thể thiếu nước

Một số người bị môi khô nứt nẻ quanh năm do lười uống nước nên cơ thể luôn trong tình trạng bị thiếu nước. Nếu bạn không cung cấp đủ nước cho cơ thể thì cũng sẽ bị khô môi và bong tróc da, nghiêm trọng hơn là nứt nẻ. Vì vậy, bạn hãy cố gắng uống 2 lít nước mỗi ngày để làn da và môi không bị thiếu nước

Thường xuyên sử dụng son lì

Trong các loại son thì son lì là dòng sản phẩm được nhiều chị em yêu thích bởi màu sắc rất tươi đẹp. Tuy nhiên, để có được màu son rực rỡ như vậy, các nhà sản xuất thường phải sử dụng đến chất tạo màu. Do đó, nếu chị em nào chỉ sử dụng son lì mà không quan tâm nhiều đến việc dưỡng môi thì rất dễ bị khô môi.

Không dưỡng môi

Trên thực tế nhiều chị em thường không có thói quen dưỡng môi. Tuy nhiên, tương tự như các vùng da khác, môi cũng chịu tác động của môi trường và hoạt động sinh hoạt hàng ngày nên rất dễ bị khô và bong tróc. Trong khi đó, các chị em lại không duy trì thói quen dưỡng môi thì nguy cơ bị môi khô nứt nẻ rất lớn, đặc biệt là vào mùa đông.

Thói quen liếm môi, cắn môi

Khi tìm hiểu thực tế, chúng tôi nhận ra rằng rất nhiều người có thói quen liếm môi hoặc cắn môi. Một số chị em còn cho rằng liếm môi sẽ giúp làm ẩm môi cấp tốc và hạn chế bị khô ráp. Tuy nhiên, trong nước bọt lại chứa một loại enzyme đặc biệt có tính năng hút ẩm và gây kích ứng cho làn da môi vốn đã mỏng nhẹ. Hơn nữa, nước bọt còn có một vài hoạt chất khiến cho mạch máu bị giãn căng gây ra xuất huyết tại các vùng da môi tróc vảy. Vì vậy, liếm môi lại càng khiến môi khô nứt nẻ hơn.

Môi khô do liếm môi, cắn môi
Môi khô nứt nẻ có thể xuất phát từ thói quen liếm môi, cắn môi

Chế độ ăn uống

Bên cạnh các nguyên nhân trên thì môi bị khô còn liên quan đến chế độ ăn uống hàng ngày của mỗi chúng ta. Theo các chuyên gia, nếu trong thực đơn ăn uống bị thiếu hoặc không đủ lượng các loại vitamin như: B phức hợp, C, A và các loại khoáng chất,… thì sẽ khiến môi khô và dễ bị tổn thương.

Như vậy, môi khô và nứt nẻ do nhiều nguyên nhân gây ra, từ môi trường sống đến thói quen sinh hoạt, ăn uống và chúng ta hoàn toàn có thể tìm cách khắc phục. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn không biết môi khô nẻ có phải là dấu hiệu của một loại bệnh nào đó hay không?

Môi khô nứt nẻ có phải là bệnh không?

Nếu bạn đang gặp tình trạng môi bị khô thì cũng không cần phải quá lo lắng. Bởi trên thực tế, làn môi của chúng ta là nơi không có tuyến dầu nên nó không thể tự tiết ẩm. Vì vậy, nếu không được chúng ta chú ý chăm sóc hàng ngày môi dễ bị khô và tổn thương (bong tróc da, nứt nẻ, chảy máu). Để hạn chế nguy cơ, chúng ta hãy chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt và chăm sóc kỹ lưỡng đôi môi mỗi ngày. Khi thấy môi có dấu hiệu bong tróc da và nứt nẻ thì chị em cần áp dụng ngay các cách trị môi khô được chúng tôi giới thiệu trong phần dưới đây.

Môi khô là tình trạng phổ biến của nhiều người
Môi bị khô là tình trạng khá phổ biến của nhiều người

Bí quyết trị môi khô nứt nẻ tại nhà

Những phương thức trị môi khô môi nứt nẻ dưới đây khá đơn giản và làm từ những nguyên liệu sẵn có. Vì vậy, chị em hoàn toàn có thể áp dụng ngay tại nhà mà vẫn mang lại hiệu quả cao.

Trị khô môi bằng mật ong

Từ xa xưa, mật ong đã được cổ nhân sử dụng trong chăm sóc và làm đẹp da. Ngày nay, mật ong cũng là thành phần có trong nhiều sản phẩm dưỡng môi và da. Sở dĩ như vậy bởi mật ong cho tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm da và kháng viêm rất tốt. Do đó, khi bị khô môi chị em hãy lấy một ít mật ong và thoa nên vùng da. Bên cạnh dưỡng ẩm nhanh chóng, mật ong còn giúp tẩy da chết để bạn có được làn môi mềm mượt. Mỗi tuần chị em nên thực hiện từ 2-3 lần sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất.

Trị môi khô bằng dầu dừa

Khi nhắc đến cách trị nứt môi, chúng ta không thể bỏ qua dầu dừa. Theo các chuyên gia ngành làm đẹp, dầu dừa là nguyên liệu tự nhiên có khả năng bổ sung dưỡng chất axit béo và làm mềm môi rất nhanh. Ngoài ra, sử dụng dầu dừa thoa vào vùng môi nứt nẻ sẽ giúp làm giảm cảm giác đau.

Trị khô môi bằng dầu dừa
Trị khô môi bằng dầu dừa rất hiệu quả

Cách trị nứt môi bằng sáp ong

Bên cạnh mật ong thì sáp ong cũng là nguyên liệu trị nứt môi được nhiều người lựa chọn. Trong sáp ong có chứa nhiều chất cho tác dụng làm mềm và dưỡng môi, giúp da nhanh chóng khắc phục thương tổn. Chị em hãy áp dụng cách này khoảng 3 lần/tuần sẽ nhanh chóng có được đôi môi mềm mại.

Trị nứt môi bằng dưa leo

Cách chữa khô môi bằng dưa leo là gợi ý tuyệt vời dành cho các chị em yêu thích phương thức chăm sóc da bằng nguyên liệu tự nhiên. Đặc biệt, bên cạnh công dụng dưỡng ẩm, dưa leo còn giúp giảm sưng và trị nứt nẻ môi rất tốt. Tất cả những gì chị em cần làm là cắt lát dưa leo và chà nhẹ nhàng lên môi. Cuối cùng, chúng ta rửa lại môi bằng nước ấm. Kết quả sau vài lần thực hiện, làn môi của chị em sẽ lấy lại được sự mềm mại và vẻ đẹp sáng hồng. Nếu có thời gian, chị em nên thực hiện định kỳ 3 lần/tuần để môi nhanh chóng bình phục và ngăn ngừa nguy cơ bị nứt môi.

Cách chữa khô môi bằng nha đam

Theo một số chị em nhiều kinh nghiệm chia sẻ thì cách trị khô môi nhanh nhất chính là sử dụng nha đam. Trong ngành làm đẹp, nha đam là nguyên liệu rất phổ biến và được ưa chuộng. Nha đam có tác dụng giữ ẩm, chống oxy, ngăn ngừa nếp nhăn và điều trị thương tổn. Trị khô môi, nứt môi chị em hãy cắt một miếng nha đam để lấy phần gel bên trong thoa lên môi và để trong 20 phút. Nếu kiên trì thực hiện đều đặn 2- 3 lần/tuần, chị em sẽ có được làn môi tươi thắm, mềm mại.

 Trị khô môi bằng dầu oliu

Cách trị môi khô bằng dầu oliu cũng rất đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. Dầu oliu cho tác dụng siêu dưỡng ẩm. Vì vậy, chỉ cần chị em thoa một chút dầu này lên môi sẽ giúp làm mềm nhanh chóng, khắc phục tình trạng khô môi và nứt nẻ. Nếu không có thời gian dưỡng môi hàng ngày bằng dầu oliu thì chị em cũng cố gắng thực hiện ít nhất 3 lần/tuần.

Trị khô môi bằng dầu oliu
Dầu oliu được sử dụng phổ biến trong điều trị nứt môi tại nhà

Mẹo nhỏ giúp bạn ngăn ngừa môi khô nứt nẻ

Bên cạnh các cách trị môi khô môi nứt nẻ như trên, để ngăn ngừa tình trạng này chị em cũng có thể áp dụng thêm một số mẹo sau:

Dùng son dưỡng môi hàng ngày

Để ngăn ngừa môi khô và chăm sóc tốt nhất cho môi, chị em hãy luôn mang theo mình thỏi son dưỡng môi. Như vậy, bất kỳ khi nào cảm thấy môi bị khô, chị em chỉ cần lấy thỏi son và thoa nhẹ lên môi. Phương thức này đơn giản lại cấp ẩm và dưỡng chất nhanh chóng cho môi.

Tẩy tế bào chết cho môi

Theo các chuyên gia, làn môi có quá nhiều tế bào chết cũng có thể bị khô môi. Vì vậy, để hạn chế tối đa các nguy cơ có thể khiến môi bị khô, chúng ta cần thực hiện tẩy da chết cho môi định kỳ. Tẩy tế bào chết bằng các sản phẩm tự nhiên an toàn như đường nâu, dầu dừa,… sẽ giúp môi thêm căng mượt và hấp thu dưỡng chất tốt hơn.

Đắp mặt nạ dưỡng môi

Đắp mặt nạ dưỡng chất là bước rất cần thiết trong chăm sóc da nói chung và môi khô nói riêng. Theo đó, chị em có thể dùng các loại mặt nạ ngủ cho môi làm từ dầu oliu, quả bơ, mật ong,…. Nếu không có nhiều thời gian chuẩn bị, chị em hãy sử dụng các loại ủ môi của những thương hiệu uy tín trên thị trường. Trước khi đi ngủ, chị em chỉ cần thoa một lớp mỏng dưỡng chất và sáng hôm sau sẽ nhận thấy sự khác biệt rõ rệt của đôi môi được chăm sóc kỹ lưỡng.

Đắp mặt nạ dưỡng môi
Đắp mặt nạ dưỡng môi thường xuyên sẽ hạn chế tình trạng môi khô

Chống nắng cho môi

Đối với nhiều chị em, chống nắng cho môi có lẽ là vấn đề còn khá mới. Tuy nhiên, trong bí quyết phòng ngừa và trị khô môi, các chuyên gia khuyên chúng ta nên thực hiện việc này tương tự như chống nắng cho da. Theo đó, mỗi khi cần đi ra ngoài trời, chị em nên sử dụng các loại son dưỡng hoặc son tạo màu có chỉ số SPF cao cho môi. Ngoài ra, chị em cũng cần ghi nhớ luôn bảo vệ môi tránh khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời bằng khẩu trang từ hai lớp trở lên.

Dùng tẩy trang dành riêng cho môi

Da môi có cấu tạo mỏng và nhạy cảm nên nếu không chăm sóc kỹ lưỡng thì dễ bị khô môi, nhanh lão hoá. Do đó, sau một ngày dài sử dụng các loại son dưỡng, son tạo màu, chị em cũng cần thực hiện tẩy trang cho môi. Nước tẩy trang môi nên là sản phẩm dạng nước hoặc dầu có kết cấu mỏng nhẹ cho tác dụng thẩm thấu nhanh và sâu hơn.

Massage môi

Nếu không ở trong tình trạng môi khô nứt nẻ thì massage môi nhẹ nhàng và thường xuyên sẽ giúp chị em có được làn môi căng mọng, mềm mại. Khi thực hiện massage môi chị em hãy dùng thêm son dưỡng, mặt nạ môi để giúp dưỡng chất được thẩm thấu sâu hơn. Kiên trì thực hiện hàng ngày chắc chắn chị em sẽ ngăn ngừa môi khô tốt hơn.

Massage môi
Massage môi nhẹ nhàng cùng dầu dưỡng là cách trị môi khô nhanh nhất

Trên đây là những cách trị môi khô nứt nẻ đơn giản, dễ thực hiện và cho hiệu quả cao. Fusion Meso hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích để chị em tham khảo và chọn cho mình cách trị khô môi phù hợp. Để ngăn ngừa tình trạng môi khô, bên cạnh việc chú ý chăm sóc hàng ngày chị em cũng cần điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt.

Có thể bạn quan tâm:

8 cách trị thâm mắt hiệu quả áp dụng ngay tại nhà

Rạn da: Nguyên nhân, biểu hiệu và cách điều trị nhanh chóng

Bật mí các bước chăm sóc da Hàn Quốc để có làn da căng bóng, mịn màng


Nguồn tham khảo

What Are Chapped Lips? Symptoms, Causes, Diagnosis, Treatment, and Prevention – https://www.everydayhealth.com/chapped-lips/guide/

7 Dermatologist' Tips For Healing Dry, Chapped Lips – https://www.aad.org/public/everyday-care/skin-care-basics/dry/heal-dry-chapped-lips

What You Need to Know About Chapped Lips – https://www.everydayhealth.com/skin-and-beauty/home-remedies-for-chapped-lips.aspx