fusion logo new

8 cách trị mụn bọc ở mũi hiệu quả không để lại vết thâm

Mụn bọc ở mũi là vấn đề khiến nhiều người cảm thấy khá phiền lòng, kém tự tin mỗi khi đối mặt với người xung quanh. Vì thế, cách điều trị tình trạng da này luôn nhận được nhiều sự quan tâm ở cả phái nam và nữ. Vậy phải làm sao để khiến mụn bọc ở mũi biến mất và không tái phát? 8 gợi ý sau đây từ Fusion Meso sẽ giúp bạn có làn da trắng sáng, mịn màng không tì vết.

Nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi

Mụn bọc ở mũi hay mụn to ở mũi là một biểu hiện của tình trạng viêm da. Kích thước nốt mụn khá to, có màu đỏ nhạt và khi sờ vào khá đau nhức. Nhân mụn nằm sâu bên trong lỗ chân lông nên rất khó để loại bỏ hoàn toàn. Chính vì thế, khi mụn chín, bạn phải nhờ đến sự can thiệp của người có chuyên môn nếu muốn làm sạch nhân.

Nguyên nhân gây mụn bọc trên mũi
Mụn bọc trên mũi xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau

Tương tự với những loại mụn khác, mụn to ở mũi xuất hiện vì nhiều nguyên nhân, điển hình là do lỗ chân lông bị bí, hormone thay đổi,… Cụ thể, các chuyên gia đã tìm ra những lý do khiến hiện tượng này xảy ra phổ biến gồm:

  • Rối loạn hormone: Hormone thay đổi vì uống thuốc tránh thai, tới kỳ kinh nguyệt, ngủ không đủ giấc khiến việc tiết nhờn có vấn đề, từ đó làm mụn hình thành.
  • Lỗ chân lông bị bí: Sợi bã nhờn, cặn trang điểm, bụi bẩn nằm sâu và lâu ngày trong lỗ chân lông khiến da “không thể thở”, tạo nên mụn bọc. Nguyên nhân khiến tình trạng này nghiêm trọng là do vệ sinh da không sạch sẽ hoặc quá nhiều lần, dùng mỹ phẩm sai cách.
  • Mụn nhọt: Mụn bọc ở mũi đôi khi là biểu hiện ban đầu của mụn nhọt do nhiễm trùng sâu. Nếu không chữa trị kịp thời, bạn có thể bị bệnh viêm mô tế bào, ảnh hưởng đến máu và các cơ quan khác.
  • Ăn uống kém khoa học: Ăn nhiều đồ cay nóng, uống không đủ nước là nguyên nhân làm gan bị ảnh hưởng. Chức năng gan không bình thường khiến mụn viêm ở mũi hình thành.
  • Lông mọc ngược: Thói quen cạo lông mặt thường xuyên khiến lông mọc ngược, đâm vào da gây tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ và tạo mụn.
  • Viêm tiền đình mũi: Bệnh hình thành do vi khuẩn tụ cầu xuất hiện và tạo các nốt sưng đỏ đau nhức. Bạn có thể gặp tình trạng này nếu hỉ mũi quá mạnh, ngoáy quá sâu, đeo khuyên mũi.

Có nên nặn mụn bọc ở mũi không?

Nếu thực sự muốn tình trạng này nhanh lành thì bạn không được nặn. Nhân mụn mọc nằm ở sâu bên trong lỗ chân lông nên rất khó để lấy. Nếu bạn cố gắng dùng tay hoặc cây nặn mụn cạy lấy nhân sẽ làm da tổn thương nặng nề, khiến mụn tái phát và còn lan ra nhiều vùng khác. Lúc này, mụn bọc ở mũi không chỉ trở nên nghiêm trọng hơn mà còn xuất hiện mụn trứng cá ở má, cằm, trán.

Nặn mụn bọc ở mũi
Tuyệt đối không nặn mụn bọc ở mũi để tránh viêm nhiễm nặng hơn

Nổi mụn bọc ở mũi khiến nhiều người cảm thấy cực kỳ khó chịu vì nó gây ngứa và tạo cảm giác nặng nề. Tuy nhiên, bạn cũng đừng vì thế mà cố gắng loại bỏ nó nếu chưa có kinh nghiệm. Thông thường, loại mụn này chỉ được giải quyết nếu sử dụng đúng thuốc, bổ sung đủ chất cần thiết và được nặn bởi chuyên gia. Khi mụn khô cồi, bạn hãy đến spa hoặc bệnh viện da liễu để được hỗ trợ an toàn.

Một trong những vấn đề nhiều người gặp phải nhất khiến việc trị mụn bọc ở mũi không thành công là thói quen sờ lên mặt. Theo thống kê, mỗi người sẽ chạm lên da bằng tay trung bình gần 4 lần mỗi giờ. Không chỉ vì nặn mụn, bạn còn có thể đưa tay lên mặt để ôm má, vuốt cằm, sờ trán trong vô thức. Nếu có thói quen này, bạn nên bỏ sớm để đảm bảo có được làn da mềm mịn.

Cách đánh bay mụn bọc ở mũi hiệu quả, nhanh chóng

Khi gặp phải tình trạng nổi mụn sưng đỏ ở mũi, bạn nên xem xét nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp trong thời gian sớm nhất. Không cần dùng các biện pháp quá cầu kỳ, bạn chỉ cần sử dụng nguyên liệu tự nhiên để giải quyết tình trạng này. Dưới đây là những cách trị mụn bọc ở mũi tại nhà mà bạn không nên bỏ qua nếu muốn có được làn da mịn màng và sáng hồng:

Trị mụn bọc ở mũi hiệu quả với chanh

Chanh có chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa, mang đến hiệu quả trị mụn tuyệt vời. Không chỉ ngăn hình thành gốc tự do, chanh còn kích thích sản sinh Collagen và Elastin. Dùng chanh thường xuyên giúp nhanh chóng làm khô nhân, đồng thời giảm thâm, ngừa sẹo.

  • Nguyên liệu: Nước cốt từ 1 quả chanh, bông trang điểm.
  • Cách thực hiện: Bạn lấy bông chấm nhẹ vào nước cốt chanh và thoa nhẹ nhàng lên nốt mụn vài lần. Sau đó, bạn lấy một miếng bông khác chấm nước chanh và đặt lên mũi khoảng 10 phút, rồi rửa sạch lại da với nước mát. Mỗi ngày bạn hãy thực hiện cách trị mụn bọc ở mũi với chanh 1 lần liên tục đến khi mụn giảm sưng.
Trị mụn bọc ở mũi
Chanh chứa vitamin C và chất chống oxy hóa giúp trị mụn bọc hiệu quả

Dùng tinh dầu tràm trà điều trị mụn bọc ở mũi

Tràm trà là loại cây có chứa nhiều dưỡng chất cần thiết với quá trình điều trị mụn. Tinh dầu tràm trà giúp mụn giảm sưng rất nhanh, tiêu viêm và loại bỏ vi khuẩn, đồng thời ngăn hình thành sẹo. Tuy nhiên, bạn chỉ nên áp dụng cách này nếu mụn mới nổi, chưa sưng quá to.

  • Nguyên liệu: Tinh dầu tràm trà nguyên chất và bông tẩy trang.
  • Cách thực hiện: Bạn dùng bông chấm tinh dầu tràm lên vị trí có mụn và cả khu vực xung quanh. Sau đó, bạn chờ khoảng 10 phút rồi rửa sạch mặt tại với nước mát. Mỗi ngày bạn nên dùng tinh dầu tràm trà 2 lần để đạt được hiệu quả.

Trường hợp bạn sở hữu làn da nhạy cảm, bạn không nên sử dụng tinh dầu nguyên chất. Để giảm khả năng kích ứng, bạn hãy trộn thêm dầu jojoba, dầu dừa và để trên da khoảng 5 phút.

Trị mụn bọc ở mũi bằng nước đá

Ít ai biết rằng, nước đá (đá lạnh) có thể giúp điều trị mụn bọc, giảm sưng cực kỳ nhanh. Nguyên liệu này còn giúp giảm kích thước nốt mụn, tránh nổi quá to. Hơn nữa, nó sẽ hỗ trợ se khít lỗ chân lông, hạn chế vấn đề da kém căng mịn, đồng thời giảm nguy cơ bụi bẩn và sợi bã nhờn tích tụ.

  • Nguyên liệu: Khăn mỏng sạch và viên đá lạnh.
  • Cách thực hiện: Bạn bọc đá vào bên trong khăn và chờ cho khăn giảm nhiệt độ, sau đó chườm lên vùng da có mụn trong vòng 20 phút. Mỗi hai giờ bạn hãy thực hiện một lần để tiêu viêm hiệu quả.

Trị mụn bọc ở mũi bằng nha đam

Nha đam là nguyên liệu làm đẹp được rất nhiều người ưa chuộng, có tác dụng chăm sóc làn da cả từ bên trong và bên ngoài. Nha đam có tính mát, chứa nhiều vitamin A, C và E, đồng thời có thành phần là chất chống oxy hóa có lợi với da. Từ đó, nguyên liệu tự nhiên này hỗ trợ tiêu sưng, kháng khuẩn và phục hồi tế bào, giúp giảm mụn và ngừa thâm.

  • Nguyên liệu: Nha đam tươi, mặt nạ giấy.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch nha đam và nạo lấy phần thịt trắng, sau đó xay nhuyễn rồi nhúng mặt nạ giấy vào nguyên liệu vừa xay. Đắp mặt nạ nha đam nhuyễn trong vòng 15 phút, sau đó rửa sạch lại với nước mát. Mỗi tuần, bạn nên thực hiện cách này 4 lần để nhanh chóng làm mụn xẹp.
Nha đam trị mụn bọc ở mũi
Nha đam có công dụng giảm mụn và mờ thâm hiệu quả

Trị mụn bọc hiệu quả ở mũi với nước súc miệng

Có lẽ bạn sẽ cảm thấy bất ngờ với nguyên liệu làm đẹp này. Nước súc miệng ngoài việc loại bỏ vi khuẩn, vệ sinh răng và lợi còn giúp trị mụn bọc ở mũi sau 1 đêm. Thành phần chính của nó là chất kháng khuẩn, làm dịu vết sưng nên khi dùng trên da sẽ làm khô mụn và se khít lỗ chân lông.

  • Nguyên liệu: Bông tẩy trang và nước súc miệng Listerine.
  • Cách thực hiện: Bạn dùng bông chấm nước súc miệng và thoa lên nốt mụn sưng đỏ của mình. Bạn để yên khoảng 10 phút, sau đó rửa sạch với nước mát, tần suất tiến hành là 2 lần mỗi ngày.

Dùng tỏi để trị mụn bọc ở mũi

Theo nhiều nghiên cứu, tỏi có chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin B, E giúp dưỡng ẩm da, giảm thâm và làm liền vết thương nhanh hơn. Chúng còn hỗ trợ làm tiêu nốt mụn, giảm sưng đỏ, từ đó trị mụn mọc ở mũi nhanh chóng. Ngoài ra, thành phần của tỏi tươi còn giúp ngăn hình thành sẹo do mụn và làm chậm quá trình lão hóa.

  • Nguyên liệu: 2 tép tỏi tươi, nước sạch, bông tẩy trang.
  • Cách thực hiện: Bạn bóc vỏ tỏi, sau đó giã nhuyễn rồi hòa với nước sạch. Bạn dùng bông chấm lấy nước cốt rồi thoa lên vùng da mũi có mụn, để yên trong 20 phút. Tiếp theo, bạn rửa sạch da với nước mát để loại bỏ mùi nồng của tỏi.
Dùng tỏi trị mụn bọc ở mũi
Trong tỏi chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin B, E giúp hỗ trợ trị mụn, giảm thâm

Trị mụn bọc ở mũi bằng giấm táo

Giấm táo cũng là một trong những nguyên liệu làm đẹp rất được ưa chuộng. Nó có thể được sử dụng để loại bỏ mụn bọc ở mũi nhanh chóng, hiệu quả chỉ sau thời gian ngắn. Thành phần giấm táo có chứa nhiều dưỡng chất, đồng thời nó còn giúp cân bằng độ pH của da, hạn chế hình thành mụn. Với vết mụn cũ, nó sẽ cực kỳ nhanh khô và giảm viêm, không còn sưng đỏ gây đau nhức.

  • Nguyên liệu: Giấm táo và bông trang điểm.
  • Cách thực hiện: Bạn nhỏ giấm táo lên bông, sau đó chấm nhẹ nhàng lên vị trí có mụn. Bạn dùng một miếng bông khác và nhỏ giấm táo tiếp, rồi đặt lên mũi trong vòng 15 phút, khi đủ thời gian thì rửa sạch với nước. Bạn nên thực hiện cách này mỗi ngày 1 lần đến khi thấy mụn giảm viêm và khô lại.

Trị mụn bọc ở mũi với dầu dừa

Thành phần của dầu dừa là các axit béo, có tác dụng tái cấu trúc làn da, làm chắc chắn hơn các liên kết mô giúp da căng mịn và mềm mại. Sử dụng dầu dừa có thể giúp da lành tổn thương, giảm tình trạng mụn viêm ở mũi sưng to khiến bạn đau nhức.

  • Nguyên liệu: Dầu dừa nguyên chất, bông tẩy trang.
  • Cách thực hiện: Bạn nhỏ dầu dừa lên bông và đắp lên vùng da có mụn trong khoảng 20 phút. Tiếp theo, bạn rửa sạch lại da với nước mát và sữa rửa mặt, giúp giảm sưng mụn, đồng thời se khít lỗ chân lông và dưỡng ẩm.
Dầu dừa trị mụn bọc ở mũi
Dầu dừa hỗ trợ giảm tình trạng mụn sưng to ở mũi

Cách ngăn ngừa mụn bọc xuất hiện trên da

Ngoài các cách trị mụn sưng đỏ ở mũi, bạn cũng nên ngăn ngừa mụn phù hợp. Việc đơn giản nhất là bạn hãy thay đổi một vài thói quen nhỏ trong quá trình chăm sóc da hàng ngày được liệt kê sau đây.

  • Chăm sóc da: Mỗi ngày bạn hãy rửa mặt với sữa rửa mặt từ 1 – 2 lần, sử dụng sản phẩm phù hợp với đặc điểm làn da và sau đó nhớ thoa toner. Bạn cũng nên dưỡng da thường xuyên để cấp ẩm, tránh khô gây mụn.
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý: Bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để có được làn da khỏe mạnh từ bên trong. Ngoài việc hạn chế đồ cay nóng, bạn cũng nên cố gắng dùng thêm rau củ và trái cây, ưu tiên cách hấp và luộc. Bạn nên uống nhiều nước, đặc biệt là nước lọc để kích thích quá trình trao đổi chất, đào thải độc tố. Ngủ đủ giấc, không thức khuya, không ngủ nướng cũng là điều bạn nên làm.
  • Hạn chế trang điểm: Nếu sở hữu làn da dầu, bạn nên hạn chế trang điểm để tránh tích tụ cặn mỹ phẩm sâu bên trong lỗ chân lông cùng với sợi bã nhờn. Bạn cũng nên tẩy tế bào chết thường xuyên để da luôn thông thoáng và mềm mại, đủ điều kiện hấp thụ dưỡng chất. Mỗi ngày, bạn nên tuân thủ chu trình skincare nghiêm ngặt để có làn da trắng sáng và mịn màng, tươi tắn trẻ trung.
  • Sử dụng kem chống nắng: Bạn phải sử dụng kem chống nắng ngay cả khi ở trong nhà và ngoài đường. Tia UV là tác nhân khiến mụn trở nên nghiêm trọng hơn, tăng cảm giác đau nhức.

Mụn bọc ở mũi là vấn đề không thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại khiến tâm lý của bạn không được thoải mái. Bên cạnh đó, nó còn khiến bạn cảm thấy khó chịu vì rất ngứa và đau nhức, muốn được nặn. Thay vì dùng tay cạy mụn, bạn hãy tham khảo và áp dụng các biện pháp tại nhà được Fusion Meso hướng dẫn ở trên để đánh bay loại mụn đáng ghét này. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên tuân thủ nguyên tắc phòng ngừa để ngăn chặn mụn tái phát nhé.

Có thể bạn quan tâm:

Phân biệt các loại mụn thường gặp và cách điều trị

Quy trình 7 bước chăm sóc da mụn đúng cách cho da khỏe

Sẹo rỗ và sẹo lồi: Nguyên nhân hình thành và cách điều trị hiệu quả


Nguồn tham khảo

Mụn bọc ở mũi: Nguyên nhân và cách điều trị – https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/lam-dep/mun-boc-o-mui-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri/

6 cách trị mụn bọc ở mũi tại nhà: Đơn giản, không để lại thâm sẹo – https://hellobacsi.com/da-lieu/tri-mun/mun-boc-o-mui/