Mụn bọc là tình trạng mụn khá nguy hiểm trên da, nếu không được giải quyết sớm, tình trạng da sẽ viêm nặng hơn và sau này rất khó để chữa khỏi hoàn toàn. Nếu đang gặp phải loại mụn này, bạn cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân để có cách xử lý phù hợp.
Mụn bọc là gì?
Mụn bọc hay còn gọi là mụn bọc mủ, là một dạng mụn bị viêm nhiễm, có kích thước khá lớn với đầu mủ rất rõ. Tình trạng này xuất hiện do da bị viêm nhiễm bởi vi khuẩn dẫn đến bít tắc lỗ chân lông. Bên cạnh đó, các tác nhân khác như sợi bã nhờn, cặn phấn trang điểm, tế bào chết cũng có thể gây mụn.
Vi khuẩn gây nên mụn bọc có tên là Propionibacterium Acnes. Nó sẽ tấn công các lỗ chân lông bị bít và phát triển, gây nên mụn đau nhức. Loại vi khuẩn này rất nhanh phát triển thành ổ, khiến da bị viêm và tổn thương nghiêm trọng. Chính vì thế mà bạn sẽ thấy mụn bọc có mủ có thể lan dần ra xung quanh nếu không được điều trị kịp thời.
Các giai đoạn tiến triển của mụn bọc
Quá trình tiến triển của loại mụn này gồm ba giai đoạn:
- Giai đoạn 1: từ vết mụn trứng cá thông thường, vi khuẩn tấn công tạo nên mụn bọc. Ở giai đoạn này, các nốt mụn nhỏ và chưa nhận biết rõ ràng.
- Giai đoạn 2: Khi mụn lớn, nó sẽ căng đầu mụn và gây đau nhức, hình thành nhân mụn chứa đầy dịch mủ màu vàng nhạt hoặc trắng. Nếu dùng tay chạm nhiều vào vết mụn có thể khiến mụn bị chai và lâu lành hơn.
- Giai đoạn 3: Mụn chín và vỡ ra, gây nên vết thâm lớn và hình thành sẹo.
Nếu bạn thấy trên mặt xuất hiện một vết mụn sưng to, đầu đỏ và cứng dần mỗi ngày, sau đó có đầu mủ thì đây chính là dấu hiệu của mụn bọc mủ. Bạn nên điều trị ngay, tránh việc mụn bị vỡ sẽ để lại thâm và sẹo. Đặc biệt, với những nốt mụn có cồi sâu sẽ dễ để lại vết sẹo lớn và rất khó điều trị.
Nguyên nhân gây mụn bọc là gì?
Loại mụn này hình thành do lỗ chân lông bị bít tắc, tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển. Các nguyên nhân chủ yếu gây nên mụn bọc có thể xác định như:
Chức năng bài tiết bị rối loạn
Hệ bài tiết kém sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến gan, tác động đến quá trình đào thải độc tố. Từ đó, dầu trên da bị kích thích tiết không kiểm soát gây tích tụ sợi bã nhờn. Chúng gây bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây ra mụn.
Chế độ sinh hoạt, ăn uống không phù hợp
Nếu bạn ngủ không đủ giấc, ăn uống không lành mạnh, mụn trứng cá sẽ xuất hiện. Đồng thời, lối sống này cũng làm gan bị tác động và từ đó, da tiết nhiều dầu hơn dễ gây nên mụn bọc mủ từ các nốt mụn trứng cá bị vỡ.
Bị mụn bọc do di truyền
Mụn được xác định nguyên nhân đến một phần từ yếu tố di truyền. Thực tiễn cho thấy, nếu bạn có người thân bị mụn bọc mủ thì có khả năng cao bạn cũng sẽ bị.
Một số tác nhân khác khiến loại mụn này hình thành là do yếu tố môi trường và thói quen trang điểm. Nếu bạn không chú trọng vệ sinh làn da thì mụn bọc cũng có thể xuất hiện.
Cách trị mụn bọc, mụn mủ hiệu quả hạn chế thâm sẹo
Mụn bọc mủ gây nên tình trạng da bị viêm nhiễm nặng, ảnh hưởng đến ngoại hình của bạn. Điều này có thể tác động đến tâm lý, đồng thời không có lợi cho da về lâu dài. Hơn nữa, mụn xuất hiện còn cho thấy vấn đề về sức khỏe. Bạn nên tìm cách trị mụn bọc tại nhà thích hợp để áp dụng ngay. Sau đây là các gợi ý mà bạn nên thực hiện tại nhà để bảo vệ làn da của mình.
Điều trị mụn bọc có mủ bằng thuốc
Các nhóm thuốc có thể sử dụng để trị mụn mủ với cơ chế khác nhau, bao gồm:
- Nhóm Retinoid (Dẫn xuất Vitamin A): Có tác dụng làm thông thoáng lỗ chân lông, loại bỏ tế bào bị tổn thương. Nhóm thuốc này cũng có khả năng kháng khuẩn tuyệt vời.
- Benzoyl Peroxide: Cơ chế hoạt động là giảm vi khuẩn gây mụn, đồng thời khiến đầu mụn khô và tróc nhân. Nó còn giúp loại bỏ sợi bã nhờn tích tụ và hòa tan tế bào chết.
- Acid Salicylic: Hỗ trợ tẩy da chết, cải thiện độ thông thoáng của lỗ chân lông, đồng thời ngăn ngừa mụn tái phát.
- Thuốc tránh thai: Là cách trị mụn bọc sưng đỏ do rối loạn nội tiết. Loại thuốc này bổ sung hormone, ức chế sản xuất Androgen giảm kích thích bã nhờn. Thuốc có chứa cả Progestin và Estrogen mới có tác dụng.
Đặc biệt, khi sử dụng các nhóm thuốc trên để điều trị mụn bọc mủ cũng như các loại mụn khác, bạn cần tuân theo chỉ định của bác sĩ để tránh tình trạng kích ứng và gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Điều trị mụn bọc mủ tại nhà bằng phương pháp thiên nhiên
Cách trị mụn bọc tại nhà này mang đến hiệu quả lâu hơn nhưng an toàn, giúp cải thiện nhiều vấn đề về da khác. Bạn có thể sử dụng các thành phần từ tự nhiên như tinh bột nghệ, trà xanh, trái cây chứa nhiều vitamin E và C, lô hội, diếp cá… để điều trị loại mụn khó chiều này.
Bạn có thể tham khảo hai loại mặt nạ trị mụn bọc mủ sau để có thể áp dụng ngay tại nhà:
- Mặt nạ diếp cá: Bạn rửa sạch một nắm diếp cá, sau đó xay nhuyễn rồi lấy nước cốt chấm lên da. Sau khi để yên 20 phút thì bạn rửa sạch mặt lại với nước má. Diếp cá có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm hiệu quả, hỗ trợ điều trị mụn.
- Mặt nạ trà xanh: Bạn lấy lá trà tươi rửa sạch, sau đó xay và vắt lấy nước. Dùng bông tẩy trang chấm nhẹ lên da rồi để yên trong 15 phút, sau đó rửa sạch với nước ấm. Vitamin và chất chống oxy hóa trong trà xanh sẽ tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa lão hóa.
Một số lưu ý khi trị mụn bọc tại nhà
Một trong những nguyên tắc khi đang áp dụng cách trị mụn bọc mụn mủ tại nhà là không được nặn mụn. Việc tự ý dùng tay loại bỏ nhân mụn có thể khiến da bị nhiễm trùng nặng hơn. Vi khuẩn trong móng tay còn kích thích mụn lây lan, gây viêm nhiễm diện rộng. Hơn nữa, đa số mọi người đều không biết cách nặn đúng nên dễ để lại thâm, sẹo.
Cách trị mụn bọc mủ phải đi kèm với tẩy da chết đều đặn, tối thiểu 1 lần mỗi tuần. Bạn không nên dùng sản phẩm tẩy tế bào chết scrub dạng hạt để tránh ma sát mạnh trên da mà hãy dùng loại tẩy hóa học nhẹ nhàng với chiết xuất thiên nhiên. Bạn đừng quên ăn uống đủ chất và khoa học, bổ sung đủ vitamin để làm đẹp da. Uống nhiều nước mỗi ngoài kích thích đào thải độc tố, giúp da khỏe mạnh hơn.
Trên đây là những thông tin mà Fusion Meso cung cấp đến bạn về khái niệm, nguyên nhân hình thành và cách điều trị mụn bọc mủ tại nhà hiệu quả. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích để có thể giúp bạn tạm biệt những nốt mụn đáng ghét này.
Có thể bạn quan tâm:
Phân biệt các loại da cơ bản và cách chăm sóc phù hợp
Nguồn tham khảo
What Causes Acne Papules, and How Are They Treated? – https://www.healthline.com/health/papules-acne
Acne Papules Causes and Treatments – https://www.verywellhealth.com/papule-definition-of-an-acne-papule-15541