Kem chống nắng vật lý và hóa học là gì? Kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa hóa học có gì khác nhau hay không? Với làn da của bạn, sử dụng loại kem chống nắng nào phù hợp và đem lại hiệu quả tối đa nhất? Để biết câu trả lời chính xác, bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Kem chống nắng vật lý và hóa học có gì khác nhau?
Về cơ bản ngay từ tên gọi, kem chống nắng vật lý và hóa học đã có sự khác nhau.
Kem chống nắng vật lý
Kem chống nắng vật lý thuộc loại kem chống nắng vô cơ, thành phần chính gồm titanium dioxide và zinc oxide. Hai thành phần này giúp kem chống nắng ngăn cản được tia UV gây tổn hại cho da.
Cách thức hoạt động
Cách thức hoạt động của kem chống nắng vật lý là tạo ra một lớp màng để ngăn chặn và phản xạ lại với tia UV. Từ đó, không để cho các tia sáng mặt trời xuyên qua làn da, gây hư tổn cho da. Nói đơn giản, nó như một chiếc áo chống nắng giúp bảo vệ bạn khi bạn đi dưới tiết trời oi bức của mùa hè.
Ưu điểm:
- Ưu điểm của kem chống nắng vật lý là khả năng bảo vệ làn da khỏi tia UVA và UVB
- Ít gây kích ứng, phù hợp với cả làn da nhạy cảm, da khô và da dầu.
- Khả năng bám lâu, do đó bạn sẽ không phải bôi lại quá nhiều.
Nhược điểm:
- Chất kem dày đặc nên thường gây bí da, bít tắc chân lông dẫn đến da nổi mụn.
- Kem cũng dễ bị trôi khi bạn hoạt động trong môi trường nóng bức, đổ mồ hôi.
- Với những làn da ngăm, kem chống nắng vật lý được coi là không tiệp màu vì thường tạo một lớp màu trắng.
- Kem chống nắng vật lý có thể khiến lớp trang điểm của bạn trở nên vón cục do lớp kem quá dày.
Kem chống nắng hóa học
Kem chống nắng hóa học là kem chống nắng hữu cơ gồm các thành phần chính là avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone… Khả năng chống tia UV của kem chống nắng hóa học được đánh giá cao hơn kem chống nắng vật lý.
Cách thức hoạt động
Kem chống nắng hóa học có cơ chế hoạt động giống với một màng lọc. Quá trình phản ứng sẽ diễn ra khi ánh nắng mặt trời chiếu vào da, các chất trong kem chống nắng hóa học sẽ làm biến đổi, xử lý và phân hủy tia UV để chúng không thể làm tổn hại đến bề mặt da.
Ưu điểm
- Kem chống nắng hóa học có kết cấu mỏng nhẹ nên ít gây nhờn rít, phù hợp sử dụng cho nhu cầu hàng ngày.
- Khi thoa kem chống nắng hóa học, bạn không phải bôi nhiều, chất kem được đánh giá là có khả năng thấm tốt, không để lại vết trắng bệch trên mặt.
- Ngoài ra, kem còn có khả năng năng chống nước, trong công thức thường được có các thành phần dưỡng da đi kèm.
Nhược điểm
- Nhược điểm của loại kem chống nắng hóa học là dễ gây ra các kích ứng trên da, có thể gây khó chịu và làm chảy nước mắt.
- Chất kem của kem chống nắng hóa học ít bền, do đó bạn phải bôi lại thường xuyên (2 tiếng/ lần).
Da của bạn nên dùng kem chống nắng vật lý hay hóa học?
Từ việc đánh giá ưu nhược điểm đối với từng loại kem chống nắng, có thể xác định được đâu là loại kem chống nắng phù hợp với bạn:
Đối với kem chống nắng hóa học, bạn cần cân nhắc đến thành phần hoạt chất, đánh giá các chỉ số và nhu cầu sử dụng: lưu ý không dùng cho làn da nhạy cảm. Nếu da bạn là da dầu thì kem chống nắng hóa học với kích thước mỏng nhẹ, thấm nhanh sẽ là lựa chọn hoàn hảo. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng kem chống nắng hoá học khi cần tiếp xúc với môi trường nước như: đi biển, bơi, hoạt động thể thao… hoặc dùng trước lớp nền make up.
Kem chống nắng vật lý có thể sử dụng với nhiều làn da khác nhau. Nếu da bạn là da kích ứng hoặc nhạy cảm thì kem chống nắng vật lý sẽ là lựa chọn an toàn.
Bài viết trên đây Fusion Meso đã giải đáp giúp bạn thắc mắc về sự khác biệt giữa kem chống nắng vật lý và hóa học. Hy vọng những thông tin trên thực sự hữu ích, giúp bạn lựa chọn được loại kem chống nắng phù hợp với làn da của mình.
Có thể bạn quan tâm:
Các bước chăm sóc da Hàn Quốc để có làn da tươi trẻ
4 nguyên tắc bôi kem chống nắng bảo vệ da hiệu quả
Serum là gì? Tác dụng đối với làn da và cách sử dụng serum hiệu quả
Nguồn tham khảo
Physical Vs. Chemical Sunscreen: Which Is Right For You? – https://www.drdoppelt.com/physical-vs-chemical-sunscreen/
What’s the Difference Between Physical and Chemical Sunscreen? – https://www.healthline.com/health/physical-vs-chemical-sunscreen