Mụn là một vấn đề da liễu phổ biến và có thể xảy ra với cả nam và nữ trong bất kỳ độ tuổi nào. Bên cạnh việc chăm sóc da không tốt hoặc bị kích ứng bởi các sản phẩm không phù hợp, các nốt mụn trên mặt có thể là dấu hiệu cho các vấn đề sức khỏe bên trong cơ thể. Vậy các vị trí mụn mọc trên mặt nói lên vấn đề gì và nên giải quyết như thế nào?
Tổng quan về vị trí mụn mọc trên khuôn mặt
Nổi mụn là một hiện tượng thường thấy và không còn quá xa lạ. Theo các chuyên gia về thẩm mỹ, mặt là vị trí dễ nổi mụn nhất, mụn có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên gương mặt như má, mũi, trán, cằm, quanh miệng…
Ngoài ra, theo các nghiên cứu từ lĩnh vực Y học cổ truyền, các vị trí nổi mụn trên mặt khác nhau có thể là dấu hiệu cho các vấn đề bệnh lý bên trong cơ thể. Theo bản đồ mụn (Face mapping), từng vị trí mụn trên khuôn mặt như trán, má, mũi, cằm đều có liên hệ mật thiết với các cơ quan bên trong cơ thể. Khi những nốt mụn nổi lên ở vị trí nào thì sẽ báo hiệu cơ quan tương ứng đang gặp vấn đề về sức khỏe.
Cụ thể, theo những cảnh báo của bản đồ mụn thì mụn ở má xuất phát từ nguyên nhân dạ dày hoặc phổi đang gặp “rắc rối”, trong khi đó các vết mụn sưng đỏ ở mũi cho thấy dấu hiệu của cơ thể về tình trạng sức khỏe của tim và phổi. Vậy nên, nếu hiểu rõ về các vị trí mụn trên mặt thì bạn sẽ có nhiều cách để điều trị triệt để.
Do đó, ngoài việc sử dụng các sản phẩm tác động trên bề mặt da thì việc theo dõi và chăm sóc sức khỏe bên trong như làm mát gan, thận, hệ tiêu hóa… cũng sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đẩy lùi các loại mụn.
Các vị trí mụn mọc trên mặt nói lên điều gì?
Từng vị trí mọc mụn trên mặt sẽ tương ứng với các nguyên nhân và cách giải quyết khác nhau. Hãy cùng điểm qua các vị trí mọc mụn trên khuôn mặt sau:
Mọc mụn ở trán là bệnh gì?
Nổi mụn ở trán được cho là xuất phát từ việc cơ thể bị tích tụ quá nhiều độc tố. Rối loạn tiêu hóa, suy giảm chức năng gan, tinh thần căng thẳng mệt mỏi là các nguyên nhân chính dẫn đến mụn mọc nhiều ở trán.
Thông thường, người mọc mụn nhiều ở vùng trán sẽ có cảm giác ăn uống không ngon miệng, giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng và kèm theo các triệu chứng khác như nhiệt miệng, đỏ lưỡi.
Để hạn chế và khắc phục tình trạng mụn mọc ở trán nhiều, bạn nên:
- Sử dụng các loại thảo dược mát gan như râu ngô hoặc hạt sen để nấu nước uống thay cho nước lọc thông thường;
- Hạn chế các loại thực phẩm có nhiều đường hóa học như trà sữa, nước giải khát có ga…
- Bổ sung nhiều trái cây, các loại rau xanh cho cơ thể;
- Hạn chế việc sử dụng các loại rượu, bia, thuốc lá, cà phê và một số loại chất kích thích khác.
Mụn mọc 2 bên má
Bên cạnh vùng trán, má cũng là một vị trí hay xuất hiện mụn do đây là khu vực tiếp xúc nhiều với bụi bẩn. Các thói quen như thường xuyên đưa tay chạm mặt, áp điện thoại lên má hay không dùng khẩu trang che chắn bụi khi ra đường sẽ khiến má dễ bị mụn tấn công.
Để hạn chế tình trạng mụn mọc ở má trái, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Hạn chế các loại đồ uống có cồn như bia, rượu, và các loại đồ uống có chứa caffeine.
- Bổ sung các loại thực phẩm có khả năng giải độc gan như khổ qua, dưa chuột, bí đao giúp thanh lọc và làm mát gan.
Nếu nguyên nhân gây ra mụn tại má trái xuất phát từ gan, thì nguyên nhân mụn mọc nhiều ở má bên phải liên quan đến sức khỏe của phổi. Ngoài ra, hút thuốc lá quá nhiều cũng là nguyên nhân dẫn đến mụn nổi nhiều ở vùng má phải. Để hạn chế và ngăn ngừa mụn mọc ở má phải, bạn nên:
- Hạn chế các loại thực phẩm như bánh, kẹo, trà sữa
- Bỏ thuốc lá. Đây là một thói quen rất có hại cho sức khỏe, cần được loại bỏ dần dần và cai hẳn.
- Bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe như cà chua, táo, rau xanh
- Tập thể dục nhẹ nhàng kết hợp hít thở sâu để hỗ trợ chức năng phổi.
Nổi mụn ở mũi là bệnh gì?
Một trong các vị trí mụn mọc cứng đầu nhất trên mặt có thể kể đến là vùng mũi. Bởi thông thường, loại mụn hay xuất hiện ở mũi là mụn đầu đen. Mụn đầu đen để lại các vết li ti màu đen ở cánh mũi, gây mất thẩm mỹ và tốn nhiều thời gian, công sức chữa trị. Ngoài ra, vùng mũi còn có thể xuất hiện các loại mụn khác như mụn cám và các ổ mụn viêm đỏ.
Khi thấy mụn đầu đen hoặc các loại mụn cám, mụn viêm đỏ xuất hiện ở mũi, đây có thể là dấu hiệu của cơ thể về tình trạng sức khỏe của tim và phổi theo bản đồ trị mụn. Do đó, bạn cần quan sát kỹ vùng mũi của mình để sớm nhận ra các vấn đề về sức khỏe.
Để khắc phục và điều trị tình trạng mụn mọc trên mũi, trước hết mọi người nên:
- Ăn nhiều các loại rau và trái cây tươi, bổ sung các dưỡng chất như omega-3 cho cơ thể bằng các loại cá, hạt, sữa, …
- Hạn chế đồ ăn cay, nóng, thực phẩm lên men như dưa muối, kim chi, dưa cà, mắm, …
- Theo dõi tình trạng sức khỏe như đo huyết áp và các thông số tim mạch để nắm bắt được sức khỏe của chính mình.
Mụn mọc ở cằm là bị bệnh gì?
Cằm là một trong số các vị trí thường xuyên xuất hiện mụn bọc hoặc mụn trứng cá. Đây được xem là những loại mụn gây “ám ảnh” bởi sự đau đớn mà chúng mang đến cho làn da cũng như những tổn thương cho da về sau.
Khi thấy cằm bắt đầu có sự xuất hiện của các nốt mụn, mọi người cần xem lại lối sống và nếp sinh hoạt. Bởi vì các loại mụn ở cằm xuất hiện có thể là hậu quả của việc thức khuya liên tục. Ngoài ra, mụn ở cằm xuất hiện liên quan đến các vấn đề nội tiết và hoạt động của thận bị rối loạn.
Để điều trị tình trạng nổi mụn ở cằm, mọi người cần:
- Sinh hoạt điều độ, hợp lý và ngủ đủ giấc. Mọi người nên ngủ sớm, trong khoảng từ 10 đến 11h, bởi đây là khoảng thời gian lý tưởng cho các cơ quan bên trong cơ thể bắt đầu quá trình thanh lọc sau một ngày dài.
- Uống đủ nước để đảm bảo chức năng bài tiết của thận. Lượng nước trung bình mỗi ngày của một người lớn dao động từ 1,5 đến 2 lít nước. Với những người có tham gia các hoạt động thể thao, tập luyện thể hình, lượng nước cần thiết sẽ nhiều hơn do quá trình thoát hơi nước mạnh mẽ hơn.
- Khắc phục thói quen chống cằm để hạn chế việc đưa các loại bụi bẩn và vi khuẩn lên vùng da ở cằm.
Nổi mụn ở gò má
Bên cạnh việc nổi mụn ở khu vực má, phần xương gò má cũng là vị trí mụn dễ tấn công. Mụn ở gò má thông thường chỉ là một khối viêm nhiễm không có mủ, không có nhân mụn, nhưng mang đến cảm giác đau nhức khi chạm vào.
Mụn ở gò má có thể xuất phát từ các tác nhân bên ngoài như bụi bẩn, khói bụi, thói quen chạm tay lên mặt. Bên cạnh đó, hoạt động đường ruột bị rối loạn cũng khiến gò má bị mọc mụn. Thông thường, những người bị nổi mụn ở gò má sẽ xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, sôi bụng…
Để đề phòng và hạn chế tình trạng mụn ở gò má tái diễn, bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống:
- Hạn chế các đồ ăn chiên dầu, các loại thực phẩm gây khó tiêu như dưa hấu, củ hành, đậu, và các loại đồ uống có cồn và có ga.
- Bổ sung các thực phẩm tốt cho hoạt động đường ruột như sữa chua, rau cải xanh, táo, …
Mụn mọc ở quanh miệng
Vị trí nổi mụn ở quanh miệng là cơn ác mộng của nhiều người bởi sự bất tiện mà nó gây ra. Theo bản đồ trị mụn, mụn mọc ở vùng quanh miệng là biểu hiện cho tình trạng tiêu hóa không tốt. Đây là biểu hiện cho tình trạng rối loạn chức năng ruột và gan.
Chế độ ăn uống không lành mạnh có thể là nguyên nhân chính gây ra các nốt mụn ở miệng. Việc dung nạp quá nhiều các thực phẩm ăn nhanh hoặc nước ngọt sẽ gây áp lực lên đường ruột, khiến hoạt động tiêu hóa bị rối loạn. Bên cạnh đó, các độc tố trong các loại thực phẩm này sẽ khiến gan phải hoạt động nhiều hơn để thanh lọc cho cơ thể.
Để khắc phục tình trạng mụn ở quanh miệng, mọi người cần chú ý những điều sau:
- Hạn chế các thực phẩm ăn nhanh như gà rán, hamburger, … để giảm lượng độc tố được nạp vào cơ thể.
- Thay đổi thói quen chế biến từ các thực phẩm đóng hộp sang sản phẩm tươi.
- Khi chế biến món ăn, nên ưu tiên các phương pháp như hấp, luộc, xào, hạn chế các món ăn chiên ngập dầu.
- Bổ sung rau xanh vào khẩu phần ăn để cung cấp chất xơ cho cơ thể, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa của đường ruột.
- Không nên ăn quá nhiều hoặc quá ít trong một bữa, một lượng vừa đủ thức ăn sẽ giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt nhất.
Như vậy, Fusion Meso đã điểm qua các vị trí mụn mọc trên mặt nói lên vấn đề gì về sức khỏe và cách khắc phục. Bạn cần quan sát kỹ các vị trí hay nổi mụn trên mặt để xác định nguyên nhân và tìm cách điều trị thích hợp. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn điều trị các loại mụn ở từng vị trí được hiệu quả nhất, nhanh chóng sở hữu làn da căng mịn, sáng khỏe!
Có thể bạn quan tâm:
10 bí quyết làm đẹp da từ các nguyên liệu an toàn lành tính
6 bí quyết chăm sóc da tuổi 20 để có làn da khỏe đẹp, sáng mịn
Thải độc da là gì? 5 bí quyết thải độc da để có làn da khỏe mạnh
Nguồn tham khảo
What to know about acne face maps – https://www.medicalnewstoday.com/articles/325971
What That Acne Spot on Your Face Means, According to Science – https://www.healthline.com/health/beauty-skin-care/pimple-acne-face-map
What Does It Mean When Acne Is on Certain Areas of Your Face? – https://health.clevelandclinic.org/acne-face-map/