BHA là gì? Có nên sử dụng BHA hay không? Tại sao BHA lại là một thành phần quan trọng trong việc cải thiện tình trạng da dầu mụn? Để tìm hiểu thông tin chi tiết, hãy cùng Fusion Meso đọc ngay bài viết dưới đây nhé!
BHA là gì trong mỹ phẩm?
BHA là tên viết tắt cho Beta Hydroxy Acid, được sử dụng trong mỹ phẩm làm xịt khoáng, toner và nước tẩy trang. BHA có nguồn gốc tự nhiên, được chiết xuất từ vỏ cây liễu willow bark hoặc dầu của cây lộc đề xanh.
BHA sử dụng trong mỹ phẩm thường được gọi với tên gọi khác là Axit Salicylic. Nó thuộc dạng axit gốc dầu, gồm các chất sau: Axit B-hydroxy methyl-methylbutyric, Axit B-Hydroxybutyric, Carnitine, Axit Salicylic.
BHA có khả năng tan trong dầu, hoạt động sâu dưới lỗ chân lông để giải quyết bít tắc. Vì thế, làn da dầu có lỗ chân lông to nên sử dụng BHA để điều trị tình trạng này.
Tác dụng của BHA với làn da
BHA có khả năng hoạt động hiệu quả ngay trên bề mặt và sâu bên trong lỗ chân lông. Do đó, BHA giúp giải quyết triệt để một số tình trạng của da như da mụn, da không đều màu, lỗ chân lông mở rộng.
BHA đẩy mụn giúp trị mụn hiệu quả
Nhờ có khả năng tác động và làm sạch sâu, BHA được ứng dụng hiệu quả trong việc trị các loại mụn như mụn bọc, mụn đầu đen, mụn cám.
BHA làm thông thoáng lỗ chân lông, kháng khuẩn, chống viêm nhẹ. Do đó, chất này đặc biệt phù hợp với các làn da bị mụn đầu đen, mụn đầu trắng hoặc mụn ẩn dưới da.
Với khả năng làm sạch sâu, BHA còn có tác dụng đẩy mụn hiệu quả. Tình trạng mụn ẩn sẽ được cải thiện rõ rệt sau vài tuần sử dụng BHA.
BHA giúp làm đều màu da
BHA còn được biết đến với khả năng làm đều màu, cải thiện sắc tố da hiệu quả. Chúng có khả năng se khít lỗ chân lông, làm sạch, tẩy tế bào chết. Vì thế, làn da về tổng thể sẽ được cải thiện về màu sắc, da trở nên sáng hồng và mịn màng hơn
Tẩy tế bào chết với BHA
Do hoạt động tốt trong dầu BHA có khả năng thấm sâu, len lỏi đến từng tế bào, giúp xử lý hiệu quả với các lớp sừng, tế bào chết. Chính vì thế, da sẽ trở nên đều màu và sáng hơn.
BHA giúp se khít lỗ chân lông
Lỗ chân lông to, khô ráp được xác định bởi nguyên nhân chính là việc không làm sạch làn da triệt để. Vì thế, khi sử dụng BHA, bạn sẽ cảm nhận được từng dưỡng chất thấm vào tế bào, lỗ chân lông được làm sạch trở nên thông thoáng hơn.
Sau một thời gian sử dụng, bạn sẽ thấy được làn da mình trở nên săn chắc và mịn màng.
So sánh BHA và AHA
BHA khác gì so với AHA?
BHA và AHA đều là các thành phần phần thuộc nhóm axit gốc tự nhiên. Hai chất này có đặc điểm chung về nguyên lý hoạt động: chúng sẽ giúp bóc tách liên kết của các tế bào, để làm sạch sâu cho da.
Tuy nhiên, 2 chất này có sự khác nhau rõ rệt về môi trường hoạt động. AHA có khả năng hòa tan trong nước. Vì thế, nó được biết đến trong việc ứng dụng cải thiện làn da thường, da khô.
Trong khi đó, BHA phù hợp với làn da dầu mụn, da có lỗ chân lông mở rộng, phù hợp với những người có làn da dầu.
Nên dùng BHA hay AHA?
BHA và AHA đều có nguyên lý hoạt động chung là giúp tẩy tế bào chết sạch sâu dưới da. Tuy nhiên, mức độ hiệu quả của hai sản phẩm này sẽ phụ thuộc vào làn da của bạn.
Nếu bạn có làn da khô, da thường thì AHA sẽ dễ dàng hòa tan, giúp khắc phục tình trạng da mụn, da không đều màu.
BHA hiệu quả trong việc tẩy sạch tế bào chết trong lỗ chân lông với làn da dầu, do đó nếu da bạn thuộc loại dầu mụn thì sử dụng BHA là phù hợp nhất.
Cách dùng BHA để chăm sóc da hiệu quả
Làm thế nào để sử dụng BHA đúng cách? Để có lợi ích tối ưu trong việc skincare với mỹ phẩm có thành phần BHA thực ra rất đơn giản. Bạn chỉ cần ứng dụng đúng theo sự hướng dẫn dưới đây:
- BHA hoạt động hiệu quả trong môi trường dầu, vì thế những làn da dầu hoặc hỗn hợp thiên dầu được coi là phù hợp để sử dụng BHA.
- Khi mới bắt đầu sử dụng thành phần này bạn chỉ nên dùng với liều lượng nhỏ, tần suất khoảng một tuần một lần, sau đó tiếp tục tăng dần lên 2 đến 3 lần/ tuần.
- Bước dùng BHA được xác định là sau bước cân bằng da khoảng 20 phút.
- Sử dụng BHA sẽ khiến da của bạn trở nên cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng, do vậy, hãy chắc chắn rằng bên cạnh việc dưỡng da với BHA, bạn phải bôi kem chống nắng thường xuyên khi ra ngoài đường.
- BHA có thể để dùng kết hợp với vitamin C để làm sạch sâu lỗ chân lông, đồng thời cải thiện làn da không đều màu.
- Có thể sử dụng BHA cùng với retinol để giúp đẩy nhanh quá trình trị mụn cho da.
Cách chăm sóc da khi sử dụng BHA
Khi sử dụng BHA trong việc chăm sóc da, bạn vẫn phải tuân theo nguyên tắc skincare thông thường với các bước:
- Bước 1: Làm sạch da với sữa rửa mặt.
- Bước 2: Sử dụng toner không cồn/nước hoa hồng cân bằng da.
- Bước 3: Sử dụng BHA để làm sạch sâu lỗ chân lông.
- Bước 4: Dùng kem hoặc nước dưỡng ẩm cho da.
- Bước 5: Kem chống nắng nếu là ban ngày.
Lưu ý quan trọng khi sử dụng BHA
Liệu bạn đã sử dụng BHA đúng cách hay chưa? Thực tế, quá trình chăm sóc da với BHA có thể đem lại tác dụng phụ nếu bạn không thực hiện đúng theo hướng dẫn. Vậy, đâu là cách giúp bạn có được làn da trắng sáng, khỏe mạnh?
- Trước khi quyết định sử dụng BHA trong quy trình chăm sóc, bạn cần phải thử nghiệm. Nên kiểm tra với một lượng nhỏ để đảm bảo rằng da bạn không bị kích ứng. 24 giờ sau khi thử, nếu xuất hiện tình trạng nóng, châm chích hoặc da bị bong tróc thì bạn không nên tiếp tục sử dụng.
- Khi sử dụng BHA, hãy nhớ rằng bạn phải bôi kem chống nắng thường xuyên. Điều này sẽ giúp bảo vệ làn da của bạn khỏi tia UV, đồng thời tăng tính hiệu quả trong việc sử dụng các mỹ phẩm khác.
- Chỉ nên sử dụng BHA trong nồng độ khoảng 0,5 đến 4%. Nên chọn bảng thành phần có thêm chất cấp ẩm, giúp làm dịu da.
Qua bài viết trên, Fusion Meso đã giới thiệu đến bạn BHA là một thành phần quan trọng để trị mụn, dưỡng da. Các sản phẩm chứa BHA được sử dụng nhiều và nhận về các đánh giá tích cực. Tuy nhiên, bạn hãy thật cẩn thận khi chọn lựa để có được một sản phẩm tốt.
Có thể bạn quan tâm:
Hyaluronic Acid là gì? Tác dụng của Hyaluronic Acid với da
Niacinamide là gì? Khám phá 6 công dụng của Niacinamide đối với da
Hướng dẫn quy trình chăm sóc da mặt cơ bản cho ngày và đêm hiệu quả
Nguồn tham khảo
AHA and BHA for Skin: What to Know – https://www.webmd.com/beauty/aha-bha-skin-exfoliate
What doctors say you need to know about BHAs – https://www.nbcnews.com/select/shopping/bha-products-skincare-routine-ncna1281226
AHA vs. BHA: What’s the Difference? – https://www.healthline.com/health/aha-vs-bha
Everything You Need To Know About Using AHAs and BHAs – https://www.chatelaine.com/style/beauty/skincare-acids-glycolic-lactic-aha-bha/