fusion logo new

10 chất cấm trong mỹ phẩm gây hại cho da bạn nên biết

Các chất cấm trong mỹ phẩm như paraben, paraffinum liquidum,…. có thể gây hại cho da. Vậy hóa mỹ phẩm là gì và chất cấm nào thường có trong dòng sản phẩm này? Hãy cùng Fusion Meso tìm hiểu những vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Hóa mỹ phẩm là gì?

Cụm từ “mỹ phẩm” đã rất quen thuộc với chúng ta, tuy nhiên “hóa mỹ phẩm là gì” thì không phải chị em nào cũng nắm rõ. Theo các nhà nghiên cứu, hóa mỹ phẩm là dòng mỹ phẩm giá rẻ, được gia công từ nhiều loại hóa chất khác nhau. Dòng sản phẩm này được điều chế và sản xuất nhằm phục vụ nhu cầu chăm sóc da cũng như làm sạch, tạo hương thơm cho cơ thể. Hóa mỹ phẩm có thể sử dụng được trực tiếp trên da, tóc của chúng ta nhưng không nên để chúng lưu lại quá lâu. Vì sao lại như vậy?

Theo các chuyên gia ngành dược, thành phần có trong hóa mỹ phẩm là các loại hóa chất tổng hợp, chất liệu và hương liệu. Tuy chúng mang đến nhiều lợi ích thiết thực nhưng nếu sử dụng liên tục và trong thời gian dài sẽ gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm cho người dùng.

Hóa mỹ phẩm là gì
Hóa mỹ phẩm thường chứa các chất tổng hợp, chất liệu và hương liệu

10 chất cấm có mặt trong hóa mỹ phẩm có thể gây hại cho da

Các chất cấm trong mỹ phẩm có thể gây kích ứng và bào mòn da, đặc biệt còn ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề sức khỏe của chúng ta trong lâu dài. Dưới đây là 10 thành phần gây hại có trong hóa mỹ phẩm để chị em lưu ý và tránh sử dụng:

Paraben

Khi chọn mua hóa mỹ phẩm giá rẻ trên thị trường, chúng ta thường bắt gặp trong thành phần của sản phẩm có ghi Paraben. Vậy, Paraben là gì?

Paraben là một loại hóa chất nhân tạo được sử dụng như một chất bảo quản, giúp cho dầu gội, kem dưỡng, kem nền, phấn,… có thời gian sử dụng lâu hơn. Hiện nay, trong ngành hóa mỹ phẩm có các loại paraben được sử dụng phổ biến là methylparaben, propylparaben và butylparaben,… Trên thực tế, trong một sản phẩm hóa mỹ phẩm sẽ có trên một paraben được sử dụng.

Paraben
Paraben là một loại hóa chất nhân tạo được sử dụng như một chất bảo quản cho mỹ phẩm

Paraben có thể gây ra cho chúng ta những phản ứng khác nhau, mức độ nặng hay nhẹ còn tùy thuộc loại Paraben được sử dụng cũng như từng loại da. Theo nhiều khuyến cáo của các dược sĩ, nếu có thể chúng ta tiếp xúc quá nhiều và lâu dài với paraben thì có thể dẫn đến nguy cơ bị ung thư vú.

Methylparaben

Methylparaben là gì? Từ tên gọi chúng ta đã thấy được đây là một loại Paraben. Cũng giống như các loại Paraben nói chung, Methylparaben giúp kéo dài thời gian sử dụng cho sản phẩm, trong đó tiêu biểu là ngăn chặn sự tấn công của nấm mốc và các vi khuẩn. Hiện nay, loại hóa chất này được sử dụng nhiều trong các sản phẩm chăm sóc tóc, kem dưỡng ẩm,…. Methylparaben là hóa chất có khả năng gây ung thư. Vì vậy, cơ quan Quản lý Thực phẩm – Dược phẩm của Hoa Kỳ (FDA) đã yêu cầu những nhà sản xuất hóa mỹ phẩm phải ghi rõ tên của hóa chất này nếu sử dụng trong thành phần.

Petrolatum và Paraffinum liquidum

Trên các diễn đàn chăm sóc da, rất nhiều chị em đã băn khoăn không biết Paraffinum liquidum và Petrolatum là gì? Đây là hai loại dầu khoáng được chiết xuất từ dầu mỏ và cho tác dụng khóa ẩm trên da và tóc. Theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia ngành hóa dược, nếu chúng ta sử dụng các loại hóa mỹ phẩm có chứa Petrolatum và Paraffinum liquidum lâu dài thì có thể gây dị ứng da, bị vô sinh và thậm chí ung thư,… Thực tế, hai thành phần độc hại này thường có trong các loại mỹ phẩm giá rẻ như kem dưỡng và son môi…

Propylene glycol 

Propylene glycol là gì? Trong mỹ phẩm, Propylene glycol (gọi tắt là PG) được chiết xuất từ dầu mỏ, có tác dụng giữ độ ẩm, dưỡng da và tạo mùi thơm. Bên cạnh đó, PG còn được xem là dung môi và làm giảm độ nhớt để giữ lại độ ẩm cho da. Với đặc tính đó, PG giống như là một hoạt chất có tính kích thích để các loại hóa chất khác thẩm thấu vào da nhanh hơn và gây hại hơn. Hóa chất này bám trên bề mặt da và cho phép người dùng dễ làm sạch. Tuy nhiên, sau đó da lại rất khô và khiến chúng ta lại càng phải tăng cường dùng sản phẩm hơn. PG hiện sử dụng trong nhiều sản phẩm son môi và kem dưỡng.

Propylene glycol
Trong mỹ phẩm Propylene glycol được chiết xuất từ dầu mỏ và gây hại cho da

Triethanolamine

Triethanolamine được biết đến như một loại hóa chất không có màu hoặc là màu vàng nhạt và có mùi amoniac khá nhẹ. Vậy Triethanolamine là gì và có vai trò ra sao trong hóa mỹ phẩm? Theo các nhà nghiên cứu, Triethanolamine là một hợp chất được tạo nên từ Ethylene oxide và Ammonia. Dung dịch này có vai trò tăng độ pH cho các sản phẩm như: Kem dưỡng ẩm, phấn nền,…

Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng nếu chúng ta sử dụng sản phẩm có thành phần chứa Triethanolamine lâu dài thì sẽ gây kích ứng da và đường hô hấp. Vì vậy, cơ quan Quản lý Thực phẩm – Dược phẩm của Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo người tiêu dùng không nên sử dụng các loại hóa mỹ phẩm có chứa Triethanolamine trên 5%. Ngoài ra, nếu bạn đang sử dụng sản phẩm nào có chứa Triethanolamine thì nên lưu ý công đoạn làm sạch da hàng ngày để hạn chế tối đa tác dụng phụ.

Dipropylene glycol

Trên thị trường mỹ phẩm, Dipropylene glycol là loại hóa chất được sử dụng khá phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc da rẻ tiền? Tuy nhiên, thực tế nhiều người vẫn không biết Dipropylene glycol là gì mà lại có tên trong danh sách các chất cấm trong mỹ phẩm.

Dipropylene glycol là một chất lỏng không màu và mang độc tính thấp. Trong mỹ phẩm, Dipropylene glycol được sử dụng như một chất làm hạn chết bớt độ nhớt và khá an toàn. Tuy vậy, một số chuyên gia ngành chăm sóc sắc đẹp lại khuyến cáo nên đưa Dipropylene glycol vào danh sách các chất cấm trong mỹ phẩm. Sở dĩ như vậy bởi Dipropylene glycol có thể gây kích ứng cho những làn da nhạy cảm nếu người dùng sử dụng chúng trong lâu dài.

Phenoxyethanol

Phenoxyethanol là gì? Đây là một chất được dùng để chống vi khuẩn trong mỹ phẩm chăm sóc da và chất ổn định trong các loại nước hoa. Loại hóa chất này có khả năng gây hại cho người dùng, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai hoặc trẻ sơ sinh. Theo đó, khi chúng ta thoa lên da, nuốt hoặc hít vào Phenoxyethanol thì có thể sẽ bị kích ứng da hoặc ảnh hưởng xấu đến não cũng như thần kinh trung ương.

Phenoxyethanol
Phenoxyethanol cũng thuộc danh mục các chất cấm trong mỹ phẩm

Fragrance 

Các loại hóa mỹ phẩm thường có khá nhiều mùi hương. Mùi hương này được tạo ra từ Fragrance. Đến đây, chắc hẳn nhiều chị em đã hiểu khái quát Fragrance là gì? Fragrance là một hương liệu tổng hợp được sử dụng rất phổ biến trong hầu hết các sản phẩm chăm sóc da và tóc giá rẻ. Loại chất tạo mùi hương này dễ gây kích ứng cho da, khiến da bị khô ráp và nhanh lão hóa. Đặc biệt, nếu chúng ta dùng sản phẩm chứa Fragrance lâu dài thì có thể dẫn đến rối loạn nội tiết, ảnh hưởng xấu cho hệ thần kinh và tăng nguy cơ bị bệnh ung thư.

Butylene Glycol

Butylene glycol trong mỹ phẩm là chất cho tác dụng bảo quản và giữ ẩm. Trên thực tế, hiện nay Butylene glycol được sử dụng phổ biến trong các loại mỹ phẩm như kem nền hoặc kem chống nắng. Theo khuyến cáo của nhiều dược sĩ, khi chúng ta sử dụng các sản phẩm có chứa Butylene glycol trong thời gian dài thì có thể bị kích ứng, viêm da, nổi mề đay, cảm giác luôn buồn ngủ và thậm chí là trầm cảm.

Chất cồn

Chất cồn hay Alcohol thuộc danh mục các chất cấm trong mỹ phẩm bởi khả năng phá vỡ tế bào bảo vệ nên sẽ gây khô da, kích ứng da và tăng viêm nhiễm. Mặc dù vậy, hiện nay trên thị trường vẫn nhiều sản phẩm nước hoa, gel tóc,… vẫn chứa chất cồn trong thành phần. Một số chất cồn gây hại đang được sử dụng rất phổ biến như: Methanol, Isopropyl, Propanol và benzyl.

Chất cồn
Chất cồn thuộc các chất cấm trong mỹ phẩm vì cho tác dụng phụ gây khô da, kích ứng da

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu về các chất cấm trong mỹ phẩm. Bạn có thể thấy các thành phần gây hại trên thường chỉ có trong hóa mỹ phẩm rẻ tiền. Vì vậy, khi chọn mua mỹ phẩm nên ưu tiên sản phẩm của thương hiệu uy tín. Ngoài ra, bạn cũng cần nghiên cứu kỹ thành phần để không mua phải sản phẩm gây hại cho da và cơ thể.

Có thể bạn quan tâm:

10 bí quyết phục hồi da hư tổn bạn không thể bỏ qua

Dấu hiệu da nhiễm corticoid và cách thải độc da hiệu quả

Quy trình các bước chăm sóc da mặt cho ngày và đêm hiệu quả


Nguồn tham khảo

Are Harmful Chemicals Hiding in Your Cosmetics? – https://www.webmd.com/beauty/features/harmful-chemicals-in-your-cosmetics

How to Steer Clear of Toxic Makeup Ingredients – https://www.healthline.com/health/toxic-makeup

16 Toxic Chemicals To Avoid In Cosmetics And Skincare – https://skinkraft.com/blogs/articles/toxic-chemicals-in-cosmetics