Mụn tuổi dậy thì là tình trạng quen thuộc trong quá trình trưởng thành. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, mụn tuổi dậy thì sẽ để lại những hậu quả trên mặt như thâm sẹo, gây mất tự tin cho người bị mụn. Chính vì vậy, dù mụn tuổi dậy thì là khó có thể tránh khỏi, nhưng chúng ta cần tìm hiểu rõ về tình trạng này để có phương pháp điều trị phù hợp, không gây ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng cuộc sống về sau.
Nguyên nhân gây ra mụn ở tuổi dậy thì
Làn da của con người tồn tại tuyến dầu có tác dụng điều tiết để cân bằng với môi trường sống, tạo nên lớp màng bảo vệ da trước các tác nhân vật lý từ bên ngoài. Khi tuyến dầu hoạt động đúng chức năng và hiệu quả, làn da sẽ mềm mại, khỏe mạnh, ít mụn nhọt và có đề kháng tốt.
Tuy nhiên, vào giai đoạn dậy thì, một loại nội tiết tố có trong cơ thể của cả nam và nữ với tên gọi Androgen sẽ trải qua biến động. Sự tăng vọt của hormone này dẫn đến tình trạng tiết nhờn không kiểm soát, gây bít tắc lỗ chân lông và làm tế bào chết bị ứ đọng lại dưới da, lâu ngày tạo thành mụn tuổi dậy thì. Ngoài ra, mụn tuổi dậy thì có được kích thích phát triển bởi tuyến dầu kết hợp với lối sống không khoa học trở thành môi trường sinh sống cho vi khuẩn gây mụn Cutibacteriumacnes.
Mụn tuổi dậy thì phổ biến nhất là mụn trứng cá như mụn đầu đen, mụn đầu trắng và cả mụn mủ tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của mỗi cá nhân.
Việc mắc mụn tuổi dậy thì ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ và sự tự tin ở lứa tuổi vị thành niên, thế nên việc điều trị mụn ở tuổi dậy thì rất quan trọng.
Những sai lầm khiến mụn ở tuổi dậy thì trở nên nghiêm trọng hơn
Trước khi tìm hiểu về các phương pháp điều trị mụn ở tuổi dậy thì, ta cần phải nắm được những sai lầm khiến mụn tuổi dậy thì càng ngày càng trầm trọng.
Dùng tay nặn mụn
Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến mụn tuổi dậy thì trở nặng, lan rộng và gây ra nguy cơ sẹo vĩnh viễn trên bề mặt da kéo dài cho đến lúc trưởng thành. Bàn tay của chúng ta, đặc biệt là phần bên dưới móng tay, có rất nhiều bụi bẩn và vi khuẩn có hại do tiếp xúc trực tiếp với nhiều bề mặt không vệ sinh.
Đồng thời, việc bóp, nặn các vết mụn chưa thực sự “chín” có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm sâu, lỗ chân lông bị tổn thương nghiêm trọng và hình thành sẹo lõm. Nhiều vết sẹo do nặn mụn để lại có thể dẫn đến tình trạng sẹo rỗ cực kỳ mất thẩm mỹ và khó khắc phục về sau.
Dùng sản phẩm trị mụn không chất lượng
Khác với người trưởng thành nhiều kinh nghiệm, việc thiếu kiến thức về dưỡng da cũng như kiến thức mua sắm, cộng với điều kiện kinh tế hạn chế khiến rất nhiều bạn trẻ độ tuổi vị thành niên trở thành nạn nhân của các sản phẩm trị mụn không rõ nguồn gốc.
Các sản phẩm kem trộn truyền miệng có thể gây tổn thương sâu đến làn da ở lứa tuổi này vì có chứa thành phần corticoid hàm lượng cực kỳ cao. Ban đầu, việc sử dụng các thành phần này sẽ giúp có được làn da sáng mịn, tuy nhiên về lâu dài, chất này sẽ khiến da bị yếu đi, nhanh lão hoá, mụn nhiều hơn và rất khó tiếp nhận các điều trị khác.
Bên cạnh đó, mụn tuổi dậy thì còn trở nên nghiêm trọng hơn khi cố gắng sử dụng các sản phẩm dưỡng da dành cho đối tượng người trưởng thành. Quy trình dưỡng da của người trưởng thành chú trọng vào cấp ẩm và cung cấp dưỡng chất, điều này không có lợi cho làn da dư thừa dầu nhờn gây mụn tuổi dậy thì. Nếu cố chấp sử dụng sẽ khiến mụn trở nên nặng hơn.
Các cách điều trị mụn ở tuổi dậy thì hiệu quả
Cách trị mụn dậy thì sẽ bắt đầu từ những bước cơ bản, tùy vào tình trạng mụn ở độ tuổi này. Nếu tình trạng mụn không quá nghiêm trọng có thể tự chăm sóc và dùng sản phẩm trị mụn phù hợp dưới sự theo dõi của bác sĩ da liễu.
Không tự nặn mụn
Điều quan trọng để điều trị mụn ở tuổi dậy thì hiệu quả là hạn chế chạm tay lên mặt và không tự tiện nặn mụn. Tình trạng nặn, cạy mụn không kiểm soát do thói quen thực sự rất khó khắc phục, ngay cả với một số người trưởng thành. Tuy nhiên, đây là một thói quen xấu cần loại bỏ nếu không muốn tình trạng mụn nặng thêm.
Các chuyên gia về da liễu không cấm hoàn toàn việc lấy nhân mụn, đặc biệt là mụn đầu đen. Tuy vậy, quy trình này cần được thực hiện tại các cơ sở y tế hoặc thẩm mỹ, dưới bàn tay chuyên nghiệp không gây tổn thương da, dụng cụ được khử trùng theo tiêu chuẩn cùng nhiều bước chăm sóc da trước và sau khi lấy nhân mụn phù hợp.
Làm sạch da cẩn thận, giữ tay sạch sẽ
Làm sạch mặt sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn trên da, hạn chế tình trạng mụn trở nên nặng hơn. Người bị mụn ở tuổi dậy thì cần ghi nhớ các điều sau:
- Thường xuyên giữ sạch da mặt bằng cách lau rửa mỗi ngày. Với làn da của ở độ tuổi dậy thì, có thể sử dụng sữa rửa mặt có độ pH phù hợp. Không nên rửa mặt bằng sữa rửa mặt nhiều lần trong ngày sẽ khiến da mặt bị khô, tuyến bã nhờn tiết nhiều dầu hơn sẽ khiến da nổi mụn.
- Sử dụng nước rửa tay khô hoặc nước sinh hoạt để làm sạch bàn tay, đặc biệt là phần bên dưới móng tay.
- Chú ý giặt giũ định kỳ cho chăn màn, khăn mặt, khăn tắm… để vi khuẩn không tích tụ và tiếp xúc trực tiếp với da mặt trong suốt quá trình ngủ nghỉ, tắm rửa.
- Nhớ mang theo khăn giấy hoặc các sản phẩm vệ sinh da phù hợp khi tham gia các hoạt động thể chất mà tuổi vị thành niên đòi hỏi.
Dùng sản phẩm trị mụn
Với làn da nổi mụn ở tuổi dậy thì, nên lựa chọn các sản phẩm uy tín, có thương hiệu trên thị trường. Đặc biệt, nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm dược mỹ phẩm lành tính, để tránh phản ứng trên da.
Nếu tình trạng mụn nặng, bạn cần đi khám da liễu để được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị nếu cần thiết. Nếu sử dụng quá nhiều mỹ phẩm không đúng cách sẽ khiến tình trạng mụn ở tuổi dậy thì thêm nghiêm trọng hơn.
Mời bạn tham khảo: F-ACN tinh chất kháng viêm giúp điều trị mụn và thâm mụn
Lưu ý đến chế độ ăn uống
Ngoài quy trình dưỡng da khoa học và điều kiện vệ sinh cá nhân hợp lý, chế độ ăn uống cân bằng cũng tác động trực tiếp đến tình trạng trị mụn tuổi dậy thì của các bạn.
Ở lứa tuổi mới lớn, việc yêu thích các món ăn chiên rán và lười ăn rau là rất phổ biến. Điều này hoàn toàn không có lợi cho nội tiết tố, tuyến nhờn của da mặt lẫn tình trạng sức khỏe nói chung của người trong độ tuổi đang phát triển.
Một số lời khuyên về dinh dưỡng để hạn chế mụn dậy thì:
- Ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi.
- Bổ sung kẽm cùng các loại vitamin, nhất là vitamin C.
- Tăng cường thực phẩm chứa omega-3 như cá hồi trong bữa ăn hằng ngày.
- Hạn chế thức ăn nhanh và thực phẩm đóng gói.
- Tập thói quen uống đủ nước.
Tuân thủ các điều trên, cộng với quy trình dưỡng da hợp lý, sinh hoạt và học tập có giờ giấc cụ thể sẽ giúp hạn chế và ngăn ngừa mụn tuổi dậy thì. Hy vọng những thông tin trên từ Fusion Meso sẽ giúp các bạn trẻ bị mụn tuổi dậy thì tạm biệt tình trạng đáng ghét này.
Có thể bạn quan tâm:
10 bí quyết làm đẹp da từ các nguyên liệu an toàn lành tính
5 lợi ích từ việc xông mặt và cách xông hơi mặt tại nhà hiệu quả
6 loại mụn thường gặp và cách nhận biết, phân biệt các loại mụn này
Nguồn tham khảo
Puberty Pimples: A Guide for Teens – https://wfmchealth.org/pediatric-health-care/puberty-pimples-a-guide-for-teens/
Teens and Acne – https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/acne/what-is-acne