Khi tìm kiếm các từ khóa như “nam da mat”, “bi nam da”, “da bi nam”, “benh nam da mat” trên thanh tìm kiếm, ta sẽ thấy hàng chục ngàn kết quả dẫn đến các trang chuyên về nám da. Chứng tỏ nám là một bệnh lý da liễu phổ biến ở nước ta. Nám da gây mất thẩm mỹ, làm giảm tự tin ở phụ nữ nhiều độ tuổi. Vậy nguyên nhân gây nên nám da là gì? Cách điều trị như thế nào là hiệu quả? Tất cả sẽ được Fusion Meso bật mí trong bài viết dưới đây.
Nám da là gì?
Nám da là một bệnh lý da liễu thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi từ 20 đến 60 khi da xuất hiện các mảng sậm màu nâu hoặc xám tối hẳn đi so với da toàn thân. Bệnh nám da có thể xuất hiện ở nam giới, nhưng theo khảo sát và nghiên cứu khoa học thực tiễn, 90% người mắc chứng da nám là phụ nữ.
Nám da còn có tên gọi thông tục ở các nước phương Tây là “mặt nạ sinh sản”, bởi nguyên nhân gây nám da mặt phổ biến nhất là do trải qua thời kỳ mang thai và sinh nở. Tại các nước nhiệt đới như Việt Nam, việc phơi da dưới ánh sáng mặt trời cũng là tác nhân chính gây nên tình trạng nám da.
Các mảng nám da thường xuất hiện tập trung ở vùng mặt, đặc biệt là hai gò má, trán, cằm và sống mũi. Tuy vậy, nám cũng có thể phát triển tại cổ, bàn tay và hai cánh tay. Không gây ra đau đớn, nhưng nám da gây ra sự mất tự tin và từ đó dẫn đến các vấn đề tâm lý lớn hơn ở phụ nữ trưởng thành. Chi phí cho việc điều trị nám lại không hề rẻ và rất mất thời gian. Đây cũng là lý do mà ta nên tích cực phòng ngừa và điều trị nám da ngay từ khi còn trẻ.
Các loại nám thường gặp
Nám da xuất hiện ở nhiều dạng với các hình thái khác nhau, được ngành da liễu phân thành các loại nám da phổ biến.
Nám mảng
Nám mảng là tình trạng nám thường gặp nhất. Đúng như tên gọi, nám mảng là những mảng da tối màu trên diện tích lớn, có xu hướng lan rộng thành mảng lớn và thường là hình thái nám da mặt vùng má. Nếu không được điều trị kịp thời, nám mảng từ hai gò má có thể phát triển rất lớn.
Nám mảng không ăn sâu vào hạ bì mà chỉ phát triển ở thượng bì của da, không quá đậm màu nhưng lại tách biệt khá rõ ràng với những vùng da chưa bị nám, khiến gương mặt nhìn chung có cảm giác tối hơn.
Nám chân sâu
Nám chân sâu hay còn gọi là nám đốm, cũng là hình thái nám thường gặp không kém nám mảng. Trái ngược với nám mảng có diện tích rộng, nám da kiểu chân sâu thường là những đốm nhỏ đậm màu thoạt nhìn trông na ná vết thâm mụn. Tuy nhiên, thay vì mất đi như vết thâm mụn, nám chân sâu có gốc ăn vào tận hạ bì, rất khó mất đi và trông nổi bật bởi sắc tố đậm đà.
Nám chân sâu thường tập trung thành các cụm đốm đối xứng ở hai bên gò má, quanh mắt và sống mũi.
Nám hỗn hợp
Nám hỗn hợp là tình trạng da bị nám tổng hợp của cả nám mảng và nám đốm, vừa nám mảng nhạt màu loang lổ trên bề mặt thượng bì, vừa xuất hiện các chấm nám chân sâu rất sạm màu rải rác khắp mặt.
Một khi đã mắc nám hỗn hợp – tình trạng khá nặng của bệnh lý nám da – người bị nám thường có bề mặt da xỉn màu, trông kém sắc, trang điểm khó có thể che phủ toàn bộ khuyết điểm. Nám hỗn hợp thường xuất hiện ở những người đã bước qua tuổi trung niên và thời kỳ tiền mãn kinh nếu da không được bảo vệ kỹ càng ngay từ khi còn xuân sắc.
Cách chẩn đoán nám da cho từng loại
Bởi tính chất nghiêm trọng và dai dẳng cũng như tình trạng kéo dài, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán nguyên nhân nám da một cách chuyên nghiệp và chi tiết.
Tại bệnh viện hoặc phòng khám da liễu chuyên về nám, các bác sĩ sẽ sử dụng nhiều thiết bị tiên tiến để tiến hành soi da, đặc biệt là đèn Wood chuyên dụng. Đèn này được bác sĩ rà trên bề mặt da để tìm kiếm chàm nấm hoặc vi khuẩn gây ra chứng nám, rất hữu ích trong việc thăm khám và xác định các loại nám da cho bệnh nhân.
Ngoài ra, nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định bệnh nhân làm các xét nghiệm sinh thiết chuyên sâu – đòi hỏi việc bóc tách mẫu da bệnh – để xác định rõ nhất giai đoạn bệnh nám.
Vậy nên, để bước đầu của việc điều trị nám được chính xác và thuận lợi, người bệnh cần đến cơ sở y tế thay vì các dịch vụ thẩm mỹ tư nhân sử dụng kỹ thuật viên làm đẹp thông thường.
Nguyên nhân gây nám da mặt
Hiểu rõ được nguyên nhân gây nám da mặt sẽ giúp chúng ta có hướng bảo vệ da đúng cách, ngăn chặn bệnh nám da từ lúc vượng sắc trước khi sinh nở.
Di truyền
Di truyền là một tác nhân nổi bật thường được nhắc đến trong các nghiên cứu về nám da. Nếu trong gia đình bạn có nhiều phụ nữ đã từng trải qua nám da, đây là dấu hiệu cho thấy bạn nên có các biện pháp đề phòng phù hợp, vì khả năng cao bạn sẽ khó tránh được tình trạng nám ở các cấp độ khác nhau.
Rối loạn nội tiết tố
Một nguyên nhân nội sinh phổ biến khác là rối loạn nội tiết tố xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi trưởng thành. Phụ nữ châu Á da sẫm màu vốn đã có nguy cơ nám da cao hơn phụ nữ da trắng, việc chăm sóc sức khỏe nữ tính hay bị bỏ ngỏ do thói quen sinh hoạt lại càng khiến nguy cơ nám da tăng cao hơn.
Rối loạn nội tiết tố gây nám da có thể xuất hiện bởi các bệnh lý buồng trứng, tuyến giáp… hoặc giai đoạn tiền mãn kinh ở phụ nữ trung niên. Đây là những nguyên nhân nội sinh khó có thể ngăn chặn, tuy nhiên vẫn còn cách giảm thiểu sự tàn phá mà nám da do nội tiết mang lại.
Do mang thai hay lạm dụng thuốc tránh thai đường uống
Phụ nữ trẻ tuổi bị nám da thai kỳ không phải là điều gì quá lạ lẫm từ xưa đến nay. Điều này có nguyên nhân sâu xa đến từ việc thay đổi hormone từ bên trong và cơ thể bị yếu đi trong thời kỳ mang thai và vượt cạn vất vả.
Uống thuốc tránh thai hằng ngày tuy có thể làm đẹp da và hạn chế mụn với người này, nhưng cũng có thể gây ra nám da với người khác nếu lạm dụng thuốc. Suy cho cùng, cơ chế của thuốc tránh thai là tác động vào nội tiết tố, khiến cơ thể của phụ nữ trở nên nhạy cảm, dễ sản sinh tình trạng nám. Giai đoạn đầu của việc ngừng sử dụng thuốc tránh thai dạng viên sau nhiều năm cũng có thể gây ra bệnh lý nám da ở nữ giới.
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Ở giai đoạn xã hội phát triển, chúng ta ít còn thấy tình trạng nám da rất nặng, thậm chí phát triển thành những bệnh lý da liễu nghiêm trọng như ung thư da. Nguyên do là vì ngày nay phụ nữ Việt Nam đã có điều kiện lẫn ý thức bảo vệ làn da trước tác động của ánh nắng mặt trời – nguyên nhân trực tiếp gây ra nám da.
Các tia bức xạ UVA, UVB chẳng những kích thích sản sinh sắc tố ở da như một cơ chế phòng vệ tự nhiên mà còn khiến da mất sức đề kháng, yếu dần đi theo thời gian. Da yếu sẽ khó có thể chống lại các chứng dị ứng do thời tiết và do mỹ phẩm độc hại hoặc khói bụi, kết hợp với bức xạ mặt trời sẽ gây ra bệnh lý nám ăn sâu vào hạ bì rất khó cứu chữa.
Căng thẳng kéo dài
Một nguyên nhân khách quan khác có liên hệ mật thiết với nội tiết tố chính là nám da do căng thẳng kéo dài. Đây là tình trạng quá tải lâu ngày, khiến việc tăng sinh các hormone không mong muốn diễn ra, kết hợp với thể trạng mệt mỏi liên tục khiến da không còn sức sống và không thể chống chọi với bệnh lý nám.
Cách điều trị bệnh nám da
Khoa học hiện đại vẫn chưa thể tự tin khẳng định 100% có thể điều trị dứt điểm nám da bệnh lý. Tuy nhiên, với sự kiên nhẫn kết hợp các phương pháp tân tiến và phác đồ điều trị thích hợp, nám da có thể được giảm thiểu hết mức có thể. Dù không thể chắc chắn da trở về đúng tông màu nguyên thuỷ và không có khả năng tái diễn, điều trị nám da vẫn là việc nên làm.
Nám da thai kỳ có thể sẽ tự biến mất sau khi hoàn tất quá trình sinh nở và cho con bú. Tuy nhiên, nếu không may mắn như thế, bệnh nhân cần chuẩn bị tinh thần để can thiệp chuyên sâu. Một liệu trình trị nám thường kéo dài từ nửa năm đến một năm thậm chí dài hơn, với chi phí không hề nhỏ và đòi hỏi bệnh nhân sự bền bỉ.
Đầu tiên, phương pháp điều trị nám kết hợp thuốc kem bôi và thuốc uống là lựa chọn mà bác sĩ sẽ khuyên bạn thử trước. Thuốc kem bôi có chứa các thành phần hoạt chất như hydroquinone, corticosteroid, tretinoin, azelaic acids hoặc kojic acids có tác dụng làm sáng da sẽ được kê toa theo chỉ định của bác sĩ để hỗ trợ bệnh nhân trị nám. Bên cạnh đó, các loại thuốc uống bổ sung dinh dưỡng kèm theo cũng rất hiệu quả khi sử dụng song song với kem bôi nám.
Nếu các phương pháp bôi ngoài và uống trong không đạt được hiệu quả như mong đợi sau một thời gian tích cực điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành cho bệnh nhân thử nghiệm biện pháp mạnh hơn là xâm lấn bề mặt da. Cụ thể như: thay da sinh học, mài mòn da, siêu mài mòn, điều trị nám bằng laser… Lưu ý rằng những phương pháp này có khá nhiều nguy cơ tiềm ẩn, bạn cần chọn lựa cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và thăm khám chi tiết nhất có thể.
Ngoài những biện pháp y học kể trên, cách tốt nhất để hạn chế nám da là rèn luyện thói quen sử dụng kem chống nắng từ lúc còn nhỏ tuổi, sinh hoạt lành mạnh và chuẩn bị kỹ càng trước khi bước vào giai đoạn làm vợ làm mẹ của cuộc đời. Một chế độ ăn uống giàu dưỡng chất cũng giúp ích rất nhiều cho việc hạn chế bệnh lý nám da.
Từ những thông tin mà Fusion Meso cung cấp ở trên, chúng ta có thể thấy nám da là tình trạng rất phổ biến và chị em không cần quá lo lắng về tình trạng này. Hiện nay có nhiều cách điều trị nám da theo từng mức độ, chỉ cần kiên trì bạn sẽ nhanh chóng sở hữu làn da sáng mịn, chắc khỏe.
Có thể bạn quan tâm:
Cách chăm sóc da sau khi trị nám bằng laser
Hướng dẫn cách massage mặt tại nhà giúp da đàn hồi căng mịn
Hướng dẫn quy trình chăm sóc da mặt cơ bản cho ngày và đêm hiệu quả
Nguồn tham khảo
Melasma – https://www.healthline.com/health/melasma
Melasma: Overview – https://www.aad.org/public/diseases/a-z/melasma-overview