fusion logo new

Thâm đỏ sau mụn: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Thâm đỏ sau mụn là tình trạng thường gặp sau thời gian da nổi mụn trứng cá. Đặc biệt là khi chăm sóc không đúng cách sẽ khiến mụn trở nặng, để lại nhiều di chứng và các vết thâm sâu. Vậy để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tình trạng thâm này cũng như nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả, hãy cùng Fusion Meso tham khảo bài viết dưới đây.

Thâm đỏ sau mụn là gì?

Thâm đỏ sau mụn là di chứng để lại của làn da khi hết mụn trứng cá. Đặc biệt là những làn da bị tổn thương bởi mụn mủ, mụn bọc, mụn nang,… Tùy thuộc vào từng loại da và cơ địa của mỗi người mà các vết thâm sẽ lưu lại trong thời gian ngắn hay dài. Khi áp dụng phương pháp điều trị phù hợp thì mới có thể làm mờ các vết mụn thâm đỏ.

Thực chất, da xuất hiện các vết thâm sau mụn là do tình trạng tăng hồng ban sau viêm, là phản ứng tự vệ của cơ thể đối với các vùng da bị tổn thương. Ngoài ra, các khu vực da khi mới nặn mụn xong sẽ có tình trạng máu tụ dưới da do tác động của việc nặn mụn. Vùng da này sẽ mỏng hơn, có màu đỏ ở vị trí mới nặn mụn xong. Nếu không được chăm sóc cẩn thận sẽ để lại sẹo trên da.

Thâm đỏ sau mụn là gì
Thâm đỏ sau mụn là di chứng để lại của làn da khi hết mụn trứng cá.

Nguyên nhân hình thành thâm đỏ sau mụn

Các vết đỏ, hồng, hoặc tím là biểu hiện của thâm đỏ sau mụn. Nguyên nhân là do giãn nở, viêm hoặc tổn thương các mạch máu nhỏ dưới da.
Các loại mụn viêm là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng thâm đỏ sau mụn. Các vết thâm đỏ cuối cùng sẽ tự biến mất. Nhưng bạn cần điều trị ngay khi các vết thâm này mới hình thành, sẽ giúp các vết đỏ này sẽ giảm bớt hoặc được loại bỏ nhanh chóng. Nếu không, khi tình trạng mụn trở lại, làn da sẽ trở nên tồi tệ hơn.

Các cách trị mụn thâm đỏ ở má hiệu quả

Phương pháp trị thâm đỏ khá đa dạng và phong phú để người bệnh lựa chọn. Tùy thuộc vào mức độ để có cách điều trị hiệu quả nhất. Trong đó phổ biến nhất vẫn là:

Cách trị thâm đỏ sau mụn tại nhà

Đối với những người có tình trạng mụn thâm đỏ ít nghiêm trọng thường chọn cách điều trị tại nhà. Vì không chỉ tiện lợi, tiết kiệm thời gian mà hiệu quả đem lại rất cao. Có thể sử dụng một số hoạt chất trị mụn thâm đỏ tại nhà như:

Axit salicylic

Axit salicylic là hoạt chất có tác dụng loại bỏ các tác nhân như vi khuẩn, tế bào chết, bụi bẩn,… khiến da nổi mụn trứng cá. Nó giúp giảm sưng, tiêu viêm, trị thâm đỏ mụn với hiệu quả không ngờ. Hợp chất thường có trong hầu hết các sản phẩm chăm sóc da mụn được bày bán trên thị trường nên có thể dễ dàng tìm mua.

Retinoids

Những vết thâm mụn đỏ ở hai bên má sẽ được chữa lành hoàn toàn khi sử dụng những sản phẩm có thành phần Retinoids. Hoạt chất kích thích quá trình tái tạo tế bào da cũng như làm giảm tổn thương ở da mụn.

Dùng retinoids trị thâm đỏ
Sử dụng Retinoids là cách điều trị mụn thâm đỏ hiệu quả

Trị thâm mụn đỏ bằng AHA (Alpha hydroxy axit)

AHA là một trong những hoạt chất giúp da nhanh lành, loại bỏ mụn thâm đỏ ở má chỉ trong thời gian ngắn. Bởi AHA có thể đào thải toàn bộ tế bào chết, lấy đi chất bẩn từ sâu bên trong giúp da mịn màng, tươi tắn hơn.

Axit lactic

Axit lactic hoạt động như một lớp vỏ giúp làm sạch da, tẩy tế bào chết tối ưu nhất. Đặc biệt, hoạt chất còn có tác dụng làm sáng các mô sẹo tối, giảm thiểu sự hình thành sẹo.

Mặc dù tất cả các hợp chất trên đều tốt là cách trị mụn thâm đỏ được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên để chắc chắn bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ da liễu trước khi sử dụng. Cần phải xác định được nồng độ cũng như tần suất dùng bao nhiêu lần/ngày để đem lại kết quả tốt nhất.

Mời bạn tham khảo: F-ACN tinh chất kháng viêm giúp điều trị mụn và thâm mụn

Trị thâm mụn đỏ bằng phương pháp điều trị y tế

Người bệnh có thể tham khảo thêm các cách điều trị thâm đỏ sau mụn bằng phương pháp y tế, sử dụng công nghệ cao tác động trực tiếp lên da như:

Peel da hóa học

Peel da là phương pháp làm bong hết những tế bào chết, có chứa sắc tố melanin. Thay vào đó là một làm da mới, không còn mụn thâm đỏ xuất hiện. Cách điều trị này khá an toàn nên được áp dụng rộng rãi. Bạn có thể sử dụng một số hoạt chất như Glycolic Acid, Retinol, Axit salicylic,… để thực hiện peel da.

Trị thâm mụn đỏ bằng phương pháp lăn kim

Lăn kim trị thâm mụn đỏ cực hiệu quả khi sử dụng những chiếc kim siêu nhỏ tác động vào vùng da xung quanh vết sẹo. Cách này sẽ kích thích cơ thể sản sinh nhiều collagen nhằm thay mới và làm lành những lớp da cũ bị thâm đỏ sau mụn.

Lăn kim trị thâm mụn
Lăn kim là phương pháp loại bỏ mụn thẩm đỏ, tái tạo làn da

Cách trị mụn thâm đỏ bằng phương pháp laser

Laser là phương pháp làm đẹp hiện đại giúp loại bỏ thâm đỏ bằng cách làm nóng các huyết sắc tố nằm dưới lớp biểu bì da. Lúc này các lớp da từ từ bong tróc, đồng thời thay da mới giúp da mịn màng, giảm thâm.

Một số lưu ý khi điều trị thâm đỏ sau mụn

Để điều trị thâm đỏ sau mụn hiệu quả và ngăn ngừa mụn tái đi tái lại nhiều lần cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Giữ da sạch sẽ, thông thoáng, chăm sóc da đúng cách ngay từ đầu. Thực hiện vệ sinh da mặt đúng cách nhằm ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn, loại bỏ bụi bẩn lưu lại trên da.
  • Không chạm tay lên mặt để tránh vi khuẩn bám vào da.
  • Hạn chế trang điểm quá nhiều khi điều trị thâm mụn để da không bị ảnh hưởng bởi những hoạt chất khác, giúp da có thể phục hồi nhanh hơn.
  • Thoa kem chống nắng mỗi ngày và che chắn cẩn thận khi đi ra ngoài. Vì những vùng da bị thâm đỏ rất mỏng và yếu nên cần được bảo vệ tối đa dưới ánh nắng mặt trời. Đặc biệt là khoảng thời gian từ 10 – 16 giờ hằng ngày (khung giờ hoạt động mạnh của tia cực tím).
  • Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học bằng các bổ sung nhiều dưỡng chất như các loại vitamin, khoáng chất,… Đồng thời hạn chế sử dụng những thực phẩm nhiều đường, cay nóng hay đồ uống chứa caffein.
  • Chế độ sinh hoạt điều độ, ngủ nghỉ đúng giờ, đủ giấc, tập luyện thể dục thể thao hằng ngày.
Lưu ý khi điều trị thâm mụn đỏ
Một số lưu ý giúp việc điều trị thâm đỏ sau mụn đem lại kết quả tốt nhất

Tình trạng thâm đỏ sau mụn khiến nhiều người mất tự tin khi giao tiếp. Mong rằng với những thông tin được Fusion Meso chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn nhanh chóng loại bỏ tình trạng đáng ghét này.


Nguồn tham khảo

How to Treat Post-Inflammatory Erythema – https://www.healthline.com/health/acne/post-inflammatory-erythema

What to Know About Post-Inflammatory Erythema – https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/acne/what-to-know-about-post-inflammatory-erythema