fusion logo new

Mụn bọc ở má: Nguyên nhân gây mụn và cách điều trị hiệu quả

Mụn bọc ở má hay mụn bọc ở mũi, trán, cằm đều là vấn đề về da mà bạn phải quan tâm. Đây là biểu hiện của sự viêm nhiễm nghiêm trọng, cần bạn chú ý điều trị sớm và có biện pháp phòng ngừa tái phát phù hợp. Có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng này, tương ứng với mỗi cách xử lý khác nhau. Bạn hãy tham khảo nguyên nhân và cách điều trị mụn hiệu quả được đề cập để hiểu rõ hơn.

Mụn bọc ở má là gì?

Mụn bọc ở má là loại mụn nghiêm trọng nhất, hình thành bởi vi khuẩn Propionibacterium Acnes, xuất hiện tại nang lông. Khi chúng xâm nhập vào bên trong các lớp biểu bì, da sẽ phản ứng lại theo cơ chế bảo vệ tự nhiên, từ đó hình thành mụn.

Mụn bọc là kết quả của quá trình viêm nhiễm nặng nề, khác với các loại mụn thông thường. Vì thế mà quá trình điều trị tình trạng này khó khăn hơn rất nhiều lần. Ngoài việc sử dụng thêm thuốc và kem bôi, bạn còn phải chăm sóc cẩn thận tại nhà.

Mụn bọc là gì
Mụn bọc là loại mụn nghiêm trọng do quá trình viêm nhiễm gây nên

Để có phương pháp chữa trị hiệu quả, bạn cần nắm chắc biểu hiện của mụn mọc ở má. Khi mới hình thành, mụn chỉ là các đốm nhỏ có màu đỏ, lâu dần sẽ sưng to lên và gây cảm giác căng cứng khó chịu. Mụn bọc còn gây ngứa ngáy và đau nhức, khiến bạn luôn có cảm giác như muốn gãi. Vì đầu mụn có mủ do viêm nên nếu chẳng may làm vỡ, mụn sẽ lan ra vùng da khác, rất nguy hiểm.

Nguyên nhân hình thành mụn bọc ở má

Mụn bọc hình thành trên má là kết quả của vấn đề viêm nhiễm da nghiêm trọng. Nó phản ánh tình trạng cơ thể, đồng thời cho thấy một số sai lầm trong chế độ ăn uống và sinh hoạt. Có rất nhiều lý do từ trong và ngoài cơ thể tạo điều kiện để hiện tượng này xuất hiện, bao gồm:

Rối loạn hormone

Đây là nguyên nhân chính khiến mụn mọc ở má bị sưng đỏ và có mủ trắng, gây căng da. Nếu bạn là phụ nữ, bạn sẽ thấy tình trạng này xuất hiện trong kỳ kinh nguyệt, tiền mãn kinh, mang thai và kể cả khi đã sinh, đang cho con bú. Trường hợp bạn có kinh nguyệt không đều cũng có nguy cơ nổi mụn bọc ở má.

Nguyên nhân của hiện tượng này là vì hormone kích thích khiến tuyến nhờn hoạt động mạnh, dầu thừa làm bít tắc lỗ chân lông. Đây là môi trường lý tưởng để khuẩn Propionibacterium Acnes phát triển và gây viêm da. Bạn phải có phương pháp điều chỉnh nội tiết tố để giảm sưng mụn, hạn chế tái phát.

Vệ sinh và chăm sóc da không đúng cách

Trong môi trường sống có rất nhiều tác nhân xấu với làn da như ánh nắng, bụi, vi khuẩn. Nếu bạn không làm sạch chúng mỗi khi về nhà, mụn sẽ xuất hiện trên gương mặt của bạn. Trường hợp chất bẩn này tích tụ lâu ngày sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông, từ đó làm da viêm nhiễm và thấy có mụn bọc ở má. Nếu là người thường xuyên trang điểm thì vấn đề này của bạn sẽ càng trở nên trầm trọng.

Nguyên nhân gây mụn bọc ở má
Vệ sinh và chăm sóc da không đúng cách là một trong các nguyên nhân gây mụn bọc ở má

Tuy nhiên, không chỉ vì làm sạch da kém, những người vệ sinh mặt quá mức cũng có thể bị mụn bọc lâu không khỏi. Lý do là vì khi chà xát mạnh, mụn dễ dàng bị vỡ dẫn đến làn ra các vị trí khác. Thêm vào đó, làm sạch da quá nhiều lần còn là lý do khiến dầu tiết nhiều hơn, sợi bã nhờn tích tụ làm đầy lỗ chân lông gây mụn.

Chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý

Thực đơn mỗi ngày ảnh hưởng rất lớn đến làn da, là một trong những nguyên nhân khiến mụn mọc ở má. Một chế độ ăn quá nhiều dầu và tinh bột, đặc biệt là đường sẽ khiến gan và thận bị ảnh hưởng. Từ đó, khả năng thải độc của cơ thể không còn bình thường, cặn bã tích tụ dưới da gây mụn. Nếu bạn thấy mình thường xuyên bị đầy bụng thì có lẽ, chế độ ăn uống của bạn đang không hợp lý.

Thức khuya, ngủ thiếu giấc, ngủ dậy quá muộn cũng là nguyên nhân khiến mụn bọc ở má hình thành. Lúc này, các cơ quan trong cơ thể đang hoạt động bất thường vì quá trình nghỉ ngơi không phù hợp, khiến hệ miễn dịch kém đi dễ tạo mụn. Đồng thời, việc này cũng có liên hệ với quá trình ăn uống khi gây nên tình trạng khó tiêu, tăng đột biến insulin kích thích sản xuất nhờn, làm phát mụn.

Yếu tố di truyền và căng thẳng

Ít ai biết rằng, di truyền cũng là nguyên nhân gây mụn bọc ở má. Mặc dù vẫn chưa có kết luận cụ thể tại sao có tình trạng này nhưng theo các báo cáo thống kê, những người có người thân bị mụn bọc sẽ dễ nổi mụn hơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vấn đề viêm da này sẽ tự hết ở một thời điểm nào đó.

Căng thẳng lâu ngày cũng là tác nhân khiến mụn mọc ở má gây đau nhức. Khi bạn căng thẳng, chức năng của thận và gan sẽ bị rối loạn, từ đó quá trình sản xuất hormone cũng bị ảnh hưởng. Các hormone này sẽ kích thích dầu tiết không kiểm soát, làm bã nhờn tích tụ trong lỗ chân lông gây mụn.

Nguyên nhân gây mụn bọc
Căng thẳng trong một thời gian dài là tác nhân gây mụn bọc ở má

Một số nguyên nhân khác

Một số vấn đề bên ngoài cũng tác động không nhỏ đến sức khỏe của làn da. Không khó để nhận ra ga trải nệm, chăn và gối bẩn là lý do khiến mụn bọc ở má hình thành. Nguyên nhân vì đây là nơi bạn nằm thường xuyên, thấm mồ hôi từ cơ thể, từ đó tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi. Khi bạn tiếp xúc, vi khuẩn này sẽ xâm nhập vào da và khiến tế bào bị tổn thương.

Sờ tay lên mặt cũng là lý do gây mụn, vì tay có chứa rất nhiều bụi bẩn và vi khuẩn. Dù bạn có rửa tay thường xuyên thì cũng không thể làm sạch hoàn toàn vì vốn các tác nhân này có mặt ở mọi nơi. Do đó, bạn hãy hạn chế sờ tay lên má nếu muốn giữ làn da mịn màng.

Ở phái nam, mụn bọc cũng có thể xuất hiện nếu cạo râu sai cách, khiến râu mọc ngược. Các sợi lông cứng này sẽ đâm lại vào da gây tổn thương, tạo điều kiện để vi khuẩn trú ngụ và phát triển gây mụn.

Phương pháp điều trị mụn bọc ở hai bên má

Việc điều trị mụn bọc ở má phải được thực hiện tương ứng với nguyên nhân gây bệnh. Chẳng hạn, nếu vấn đề nằm ở nội tiết tố, bạn phải sử dụng thuốc cân bằng lại hormone, giảm kích thích lên tuyến bã nhờn. Hay nếu là do ăn uống không đúng cách, bạn cần xây dựng lại thực đơn khoa học hơn. Cụ thể, những cách trị mụn đỏ 2 bên má được các chuyên gia khuyên nên áp dụng gồm:

Kháng sinh đường uống

Những thuốc kháng sinh được sử dụng để trị mụn bọc ở má có thành phần chính là Minocyclin, Doxycycline, Tetracycline,… Những loại thuốc này được kê đơn bởi các bác sĩ da liễu và bạn cần đến cơ sở y tế thăm khám cẩn thận, sử dụng theo liệu trình được hướng dẫn.

Thuốc tránh thai

Đây là sản phẩm giúp cân bằng nội tiết tố, ức chế nồng độ Testosterone, sản sinh Estrogen khi cần thiết, thích hợp với trường hợp mụn mãn tính. Từ đó, bã nhờn không còn bị kích thích sản sinh, lỗ chân lông trở nên thông thoáng hơn và hạn chế mụn bọc ở má.

Tuy nhiên, nếu có thể, bạn không nên lạm dụng thuốc tránh thai để tránh gây nên một số tác dụng phụ khác. Muốn điều chỉnh nội tiết tố, bạn có thể xây dựng chế độ ăn uống khoa học, uống thêm thực phẩm chức năng. Bên cạnh đó, bạn cũng chỉ được dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không uống bừa bãi.

Thuốc tránh thai trị mụn
Việc sử dụng thuốc tránh thai trị mụn cần tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Thoa các sản phẩm trị mụn

Khi thăm khám cơ sở y tế, bạn sẽ được hướng dẫn sử dụng thêm một số loại kem bôi có chứa Benzoyl Peroxide, Axit Salicylic giúp tiêu diệt vi khuẩn. Chức năng kháng viêm của các sản phẩm này cũng giúp mụn giảm sưng, tiêu mủ, lâu dần khô cồi và tự rụng.

Trong một số sản phẩm chăm sóc da thông thường như sữa rửa mặt, toner, kem dưỡng cũng có chứa các tinh chất này. Bạn có thể tự mua sử dụng thêm để tăng hiệu quả làm giảm mụn mọc sưng đỏ ở má.

Tiêm thuốc Cortisone

Đây là cách trị mụn bọc ở má được nhiều người áp dụng vì hiệu quả nhanh, chi phí không quá cao. Tuy vậy, nó chỉ thích hợp với những trường hợp mụn đã sưng quá to và cần được loại bỏ. Cụ thể, bác sĩ sẽ pha loãng dung dịch Corticosteroid, sau đó tiêm trực tiếp lên nốt mụn khiến nó xẹp dần, không để lại sẹo.

Tiêm thuốc trị mụn
Tiêm thuốc Cortisone trị mụn bọc hai bên má phải được thực hiện tại các cơ sở da liễu uy tín

Tuy vậy, theo các nghiên cứu thì Corticosteroid có tác dụng phụ, chẳng hạn làm da bị lõm xuống. Vì vậy, bạn nên tuân theo chỉ định của bác sĩ để tránh nguy cơ gặp phải vấn đề này.

Những lưu ý khi điều trị mụn bọc ở hai bên má

Ngoài việc sử dụng các sản phẩm điều trị, để tăng hiệu quả đánh bay mụn bọc, bạn còn cần có chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý. Những lưu ý dưới đây là nguyên tắc chăm sóc da bị mụn bọc bạn nhất định phải nhớ:

  • Luôn giữ da mặt sạch sẽ: Mỗi ngày, bạn hãy sử dụng sữa rửa mặt tối thiểu 1 lần để vệ sinh da, nên chọn sản phẩm dịu nhẹ, không chứa cồn.
  • Giặt khăn trải giường và vỏ gối thường xuyên: Đây là cách hạn chế môi trường sinh sôi của vi khuẩn, giúp trị mụn bọc ở má.
  • Tránh sờ tay lên mặt: Bạn hãy cố gắng không sờ tay lên mặt lúc căng thẳng hay muốn nặn mụn. Bạn cũng đừng quên rửa tay để đảm bảo vệ sinh, tránh bụi bẩn.
  • Tuyệt đối không được nặn mụn: Mụn bọc nằm sâu trong da nên muốn bỏ nhân, bạn phải nặn lâu và kỹ. Tự thực hiện tại nhà sai kỹ thuật khiến mụn bị vỡ, sưng to hơn và lan ra các vị trí khác.
  • Hạn chế trang điểm: Hóa chất trong sản phẩm makeup khiến mụn tấy lên và đau nhức hơn.
  • Cải thiện quy trình chăm sóc da: Đắp mặt nạ thiên nhiên có thể trị mụn.
  • Dùng kem chống nắng: Tia UV kích thích mụn phát triển, gây thâm da nên bạn hãy thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài.
  • Chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý: Ân nhiều rau và trái cây, giảm đồ chiên rán, hạn chế tinh bột, đường. Duy trì lối sống lành mạnh, ít căng thẳng cũng tác động tích cực đến việc trị mụn.

Mụn bọc ở má là vấn đề không ai mong muốn, nếu chẳng may gặp phải cần điều trị sớm và dứt điểm để tránh gặp biến chứng nghiêm trọng. Bạn cần hiểu rõ cơ thể mình, xác định được nguyên nhân gây bệnh và có cách điều trị tương ứng. Bạn cũng đừng quên những lưu ý khi chăm sóc da bị mụn bọc tại nhà được Fusion Meso liệt kê bên trên để trị mụn đỏ trên má hiệu quả, vừa cải thiện tình trạng viêm da, vừa tăng cường sức đề kháng.

Có thể bạn quan tâm:

Quy trình 7 bước chăm sóc da mụn đúng cách cho da khỏe

6 vị trí mụn mọc trên mặt nói lên vấn đề gì về sức khỏe?

9 cách làm mặt nạ trị mụn hiệu quả từ nguyên liệu thiên nhiên


Nguồn tham khảo

Mụn bọc là gì và tại sao lại khó chữa? – https://vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/lam-dep/mun-boc-la-gi-va-tai-sao-lai-kho-chua/

Mụn bọc ở má: Nguyên nhân và cách điều trị – https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/lam-dep/mun-boc-o-ma-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri/