fusion logo new

Sắc tố melanin là gì? Melanin có lợi hay có hại cho làn da của bạn?

Melanin là sắc tố da tự nhiên có trong cơ thể, được sản sinh bởi một loại tế bào có tên là Melanocytes. Melanin là sắc tố quyết định màu da, màu mắt và tóc của con người. Tuy nhiên, melanin nếu bị kích thích sản sinh quá mức sẽ xảy nên các vấn đề về sạm đen, nám, tàn nhang… Vậy sắc tố melanin là gì? Các bệnh lý nào liên quan đến melanin? Hãy cùng Fusion Meso tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Melanin là gì?

Melanin còn được gọi là hắc sắc tố, được tìm thấy trong mắt, da và tóc của con người. Lượng melanin trong cơ thể phụ thuộc vào yếu tố di truyền, tạo nên sự khác biệt về màu da, màu mắt và màu tóc ở mỗi cá thể. Vì vậy, trên thế giới mới tồn tại đa dạng chủng tộc như da đen, da trắng, tóc vàng, tóc đỏ…

Melanin là gì
Melanin là yếu tố tạo nên sự khác biệt về màu da ở người

Melanin được chia thành ba loại với các tác dụng khác nhau, bao gồm:

  • Pheomelanin: Là sắc tố chịu trách nhiệm xác định màu cho đôi môi, đồng thời ảnh hưởng đến màu tóc.
  • Eumelanin: Là sắc tố tạo màu cho mắt, da và tóc phổ biến nhất, gồm hai loại đen và nâu. Riêng với tóc vàng là do cơ thể chỉ có lượng Eumelanin nâu thấp và không có đen. Với trường hợp tóc đỏ là do cơ thể có lượng Eumelanin bằng với Pheomelanin.
  • Neuromelanin: Là sắc tố có tác dụng tạo màu cho tế bào thần kinh, không ảnh hưởng đến vẻ ngoài của bạn. Nó được tìm thấy chủ yếu trong não bộ.

Melanin không tự nhiên xuất hiện, nó sản sinh bởi tế bào Melanocytes cùng với một số yếu tố kích thích khác. Loại tế bào này được phân bổ khắp trên cơ thể, nhờ đó tạo sự đồng đều cho da. Khi một vùng da nào đó chịu tác động lớn từ yếu tố kích thích sẽ có màu sẫm hơn so với các vị trí còn lại.

Sắc tố melanin có vai trò gì với làn da?

Ngoài việc cung cấp sắc tố ở người và động vật thì melanin còn có giúp sự bảo vệ da chống lại tác hại của ánh nắng mặt trời:

  • Chống tác hại của tia UV: Tia UV tồn tại trong ánh nắng mặt trời, được biết đến rất có hại cho da. Melanin chịu trách nhiệm bảo vệ lớp ngoài của da khi tiếp xúc với tia UV, hạn chế tình trạng hư hỏng DNA. Tuy nhiên, tác dụng này không đủ mạnh để chống lại sự tác động lâu dài. Vì thế mà bạn nên sử dụng thêm các biện pháp chống nắng khác để bảo vệ da tối ưu.
  • Chống oxy hóa: Ánh nắng còn kích thích sản sinh các gốc tự do, khiến da bị khô và nhanh lão hóa. Sắc tố melanin sẽ chống lại quá trình oxy hóa này để hạn chế tổn thương tế bào.

Các bệnh lý liên quan đến Melanin

Melanin là một trong các yếu tố liên quan đến các bệnh về da. Sắc tố melanin nếu không được kiểm soát sẽ gây nên các vấn bệnh lý về da như tàn nhang, nám, bạch tạng, da không đều màu.

Tàn nhang

Tình trạng các đốm nâu nhỏ xuất hiện trên da, đặc biệt là nơi tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng được gọi là tàn nhang. Bệnh lý này không ảnh hưởng sức khỏe nhưng khiến làn da kém tươi tắn.

Tàn nhang
Bệnh tàn nhang

Nguyên nhân gây ra hiện tượng tàn nhang là do tác động của tia bức xạ trong ánh nắng. Khi bị kích thích, tế bào Melanocytes sẽ sản sinh quá nhiều melanin. Từ đó, các đốm nâu xuất hiện và dần trở nên đậm màu, có thể nhìn thấy rõ ràng. Bên cạnh đó, bạn còn gặp vấn đề cháy nắng da nếu để tia UV tác động quá lâu.

Nám da

Nhiều người thường bị nhầm bệnh nám da với tàn nhang bởi biểu hiện giống nhau. Tuy nhiên, nám da không phải là đốm mà là những mảng màu nâu trên mặt. Nguyên nhân gây nên bệnh lý này cũng là vì sắc tố melanin bị kích thích sản sinh quá nhiều. Các nguyên nhân gây nám da là do hormone, thuốc tránh thai và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Nám da
Nám da là những mảng màu nâu trên da mặt khác với tàn nhang

Bạch tạng

Bệnh lý này không phổ biến nhưng cũng không phải quá hiếm gặp. Người bị bạch tạng thường có tóc và lông mày, lông mi trắng, thị lực cũng không tốt. Nguyên nhân của bệnh là do cơ thể có rất ít melanin. Người bị bạch tạng có làn da rất yếu, vì thế cần bảo vệ tuyệt đối khi đi ra ngoài.

Bệnh bạch tạng
Bệnh bạch tạng xảy ra do cơ thể thiếu sắc tố Melanin

Da không đều màu

Tình trạng này xuất hiện phổ biến nhất, có thể ngay sau lần đầu tiên tiếp xúc lâu với ánh nắng. Khi chịu sự kích thích của tia UV, hắc sắc tố sẽ sản sinh không kiểm soát. Những nơi bị ảnh hưởng lâu hơn sẽ có nhiều melanin hơn nên có màu sậm. Từ đó tạo nên vấn đề da không đều màu khiến vẻ ngoài của bạn bị ảnh hưởng. Dù vậy, bạn đừng lo vì có thể khắc phục được nếu chăm sóc đúng cách.

Da không đều màu
Tiếp xúc lâu với ánh nắng là một trong các nguyên nhân khiến da không đều màu

Cách làm giảm sắc tố Melanin

Nhìn chung, tình trạng sắc tố da melanin sản sinh quá nhiều thường xuất hiện hơn là thiếu. Mặc dù không kiểm soát được việc sản sinh sắc tố melanin nhưng có thể áp dụng nhiều biện pháp để giảm sự tác động của nó. Có bốn cách giúp khắc phục vấn đề dư thừa này, bao gồm cả việc chăm sóc từ bên trong và bên ngoài. Bạn nên thực hiện đồng thời để mang đến tác dụng cao nhất, giúp cải thiện nhan sắc nhanh chóng.

Bảo vệ da trước ánh nắng

Đây là điều kiện tiên quyết để bạn có được làn da trắng sáng, hỗ trợ điều trị các bệnh lý như tàn nhang, nám và không đều màu. Bạn nên thoa kem chống nắng thường xuyên và che chắn với mũ nón, áo chống nắng để bảo vệ da tối ưu.

Bạn nên sử dụng các sản phẩm kem chống nắng có chỉ số SPF 50+ sẽ giúp da có một lớp màng bảo vệ trước ánh nắng mặt trời. Những sản phẩm này giúp hạn chế được quá trình hình thành melanin trên da. Nó sẽ làm chậm việc sản xuất hắc sắc tố và giảm thiểu tổn thương tế bào.

Chống nắng cho da
Bảo vệ da bằng cách thoa kem chống nắng và che chắn cẩn thận

Bạn cũng nên lưu ý nên che chắn kỹ càng trước khi ra ngoài, bao gồm đội mũ, đeo khẩu trang, mặc áo khoác, đeo bao tay,… Bạn cũng nên giảm tối đa thời gian da tiếp xúc với nắng, đặc biệt trong khung từ 12 – 16h. Đây là lúc ánh nắng mặt trời gay gắt nhất, tia UV hoạt động cực kỳ mạnh.

Chế độ ăn uống

Bổ sung dưỡng chất từ bên trong là cách chăm sóc làn da bị cháy nắng rất hiệu quả. Bạn nên chú trọng sử dụng các thực phẩm có chứa Vitamin E, C và A, ngoài ra có thể bổ sung thêm Vitamin nhóm B.

Vitamin A sẽ thúc đẩy quá trình tái tạo da tự nhiên, từ đó giảm thiểu tình trạng không đều màu da. Vitamin C giúp ức chế quá trình sản xuất sắc tố melanin, kích thích hình thành tế bào mới. Vitamin E dưỡng ẩm da, giảm lượng melanin và tiêu diệt gốc tự do khiến da bị khô. Vitamin B cũng được nghiên cứu và kết luận là có lợi với quá trình dưỡng trắng.

Chế độ ăn uống
Bổ sung các thực phẩm giúp cân bằng lượng Melanin trong cơ thể

Để bổ sung các loại Vitamin giảm sản sinh melanin, bạn nên ăn nhiều rau củ và trái cây. Nhóm chứa nhiều Vitamin A là củ quả màu đỏ và vàng, chứa Vitamin C là nhóm họ cam và Vitamin E có nhiều trong khổ qua, bơ, rau bina, vừng.

Sử dụng thuốc

Đa số các loại thuốc có tác dụng giảm việc sản sinh melanin được bôi ngoài da. Chúng còn giúp làm dịu vùng da bị cháy nắng và cải thiện sự trắng sáng. Những loại thuốc này chủ yếu có chứa thành phần Vitamin C, E, Axit Kojic, Axit Glycolic, Retinoid. Các dưỡng chất sẽ giúp ức chế Enzyme Tyrosinase là nguyên liệu cho quá trình tổng hợp hắc sắc tố.

Dù vậy, bạn không nên sử dụng các loại thuốc này một cách bừa bãi. Bạn nên khám da trước, sau đó tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Việc sử dụng thuốc ra sao, liều lượng thế nào cần được tuân thủ nghiêm ngặt. Nếu đã bị nám hay tàn nhang, bạn sẽ phải thực hiện liệu trình đúng với khuyến cáo.

Mời bạn tham khảo: Tiêm vi điểm Fusion F-Melaclear điều trị nám, tàn nhang và sắc tố hiệu quả

Dùng nguyên liệu thiên nhiên

Bạn có thể tự làm mặt nạ tự nhiên tại nhà để ngăn chặn việc sản sinh sắc tố Melanin. Lựa chọn hàng đầu chính là nghệ, có chứa Curcumin giúp ức chế Enzyme Tyrosinase. Xếp thứ hai là nha đam, nên sử dụng sau khi da bị phơi nắng, cũng chứa hợp chất ức chế nguyên liệu kích thích sản sinh hắc sắc tố.

Mặt nạ nghệ
Mặt nạ nghệ giúp ngăn ngừa việc sản sinh sắc tố Melanin

Ngoài ra, bạn cũng nên chăm sóc da thường xuyên với trà xanh và nước chanh. Trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa, ngăn chặn hình thành gốc tự do khiến da sẫm màu, đồng thời hạn chế nếp nhăn. Thành phần Epigallocatechin Gallate trong trà xanh cũng ngăn Melanin tích tụ. Nước cốt chanh là nguồn bổ sung Vitamin C dồi dào, ức chế Enzyme và ngăn tạo Melanin, điều trị nám da.

Bạn cũng nên chịu khó bổ sung nghệ, nha đam, trà xanh và chanh qua đường uống. Gợi ý cực kỳ hay từ chuyên gia là mỗi sáng hãy uống một ly tinh bột nghệ ấm hoặc trà xanh. Nha đam là nước giải khát vô cùng thơm ngon bạn nên sử dụng.

Có thể giảm melanin vĩnh viễn không?

Đây có lẽ là vấn đề nhiều người quan tâm nhất khi muốn sở hữu làn da trắng sáng đều màu. Mặc dù việc điều trị, chăm sóc đều đặn giúp ức chế sản xuất melanin nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn. Bạn chỉ có thể áp dụng cách làm giảm sắc tố melanin tạm thời, không thể giảm vĩnh viễn.

Ngoài ra, việc cố gắng dùng cách biện pháp giảm hắc sắc tố còn có thể gây tác dụng phụ. Việc có quá ít melanin khiến tế bào da dễ bị tổn thương do ánh nắng hơn. Không chỉ khiến da đổi màu mà còn khiến tình trạng lão hóa xảy ra, khiến nếp nhăn xuất hiện nhiều hơn và giảm tính đàn hồi.

Một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất khi thiếu melanin là nguy cơ ung thư da. Tế bào tổn thương do tia UV sẽ không còn chức năng bảo vệ, hệ miễn dịch bị ảnh hưởng. Đây là nguyên nhân khiến tế bào ung thư dễ dàng phát triển và gây ảnh hưởng cơ thể.

Melanin có trị hết được không
Không thể loại bỏ hoàn toàn Melanin nhưng có thể điều trị sắc tố da bằng nhiều phương pháp

Bạn hãy cố gắng áp dụng các liệu pháp giảm melanin một cách điều độ. Nếu thấy da có hiện tượng bị ngứa và đỏ, hãy dừng việc đang thực hiện ngay. Lúc này, có thể bạn đã gặp phải tác dụng phụ do giảm melanin quá mức. Bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế ngay để được đưa ra lời khuyên điều trị. Bạn đừng nên tự ý mua thuốc và sử dụng vì có thể không giải quyết được vấn đề.

Melanin là sắc tố cần thiết với cơ thể, tạo nên màu da, mắt và mái tóc. Tuy nhiên, bạn cũng đừng để nó sản sinh quá mức vì có thể ảnh hưởng đến vẻ ngoài của mình. Bạn nên áp dụng các liệu pháp giảm hắc sắc tố đúng đắn để duy trì làn da trắng sáng, mềm mịn. Fusion Meso chúc bạn có được làn da như ý và tránh được các bệnh lý không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm:

5 công thức tẩy tế bào chết toàn thân hiệu quả tại nhà

10 bí quyết làm đẹp da từ các nguyên liệu an toàn lành tính

Thải độc da là gì? 5 bí quyết thải độc da để có làn da khỏe mạnh


Nguồn tham khảo

Understanding the Benefits of Melanin – https://www.healthline.com/health/skin/benefits-of-melanin#definition

What Is Melanin? – https://www.webmd.com/a-to-z-guides/what-is-melanin

Melanin – https://my.clevelandclinic.org/health/body/22615-melanin